Chương I: Lý do đến bệnh viện!
Hoàng Lan đang lang thang đứng ở cổng viện Phụ Sản Trung Ương . Giữa trời nắng oi ả, nơi này là mát mẻ nhất. Những hàng cây xà cừ cổ thụ với một màu xanh mát, con đường trước cổng bệnh viện lại càng mát dịu và thơ mộng hơn. Bây giờ không phải là giờ thăm nuôi bệnh nhân nên cô đứng ở ngoài, ngắm nhìn khung cảnh bệnh viện nơi cô cất tiếng khóc chào đời.
Chị gái cô sinh đứa thứ 2, lần trước đã mổ rồi. Vì thế cả gia đình nhất chí chủ động để chị sinh ở Viện Phụ Sản Trung Ương I cho yên tâm. Lẽ ra việc chăm nuôi chưa đến phần của cô. Vì cô chỉ là một cô sinh viên bé nhỏ và chưa có chồng con gì. Nhưng đúng lúc mẹ cô không được khỏe. Và mẹ cũng muốn cô có dịp ra Hà Nội, đến thăm nơi mình được sinh ra. Còn cô, cô xung phong đi vì trong lòng cô bấy lâu vẫn nặng trĩu lời ủy thác của thầy Trần Thành Nam – Cựu hiệu trường trường trung học chuyên nghiệp cô đã theo học.
---------------------------------------------------------------
Chương II: Hồi ức
Giá hồi đó cô trưởng thành hơn. Giá hồi đó cô không bất ngờ bị thất tình và rơi vào trạng thái sốc nặng. Thì cô đã đủ sức mạnh để gánh vác quỹ từ thiện được tạo lên từ toàn bộ tài sản của thầy Trần Thành Nam khi thầy qua đời. Và lòng cô đã không nặng trĩu một lỗi niềm lâu như vậy. Bên tai cô vẫn hiện lên giọng nói thều thào như cơn gió, nhưng vẫn đầy bao dung và cả quyết của người đã quá mệt mỏi về thể chất và tinh thần: Thầy đã ủy thác cho chú Trần Thành Toàn – em họ của thầy. Chú ấy không được hiểu thầy lắm, nhưng mà thầy đã dặn kỹ những việc cần làm trong email gửi chú ấy. Và thầy có thể tạm yên tâm. Nhưng nếu có điều kiện, thầy vẫn nhờ con giám sát quỹ đó cho thầy. Cô gật đầu cái rụp cho người sắp về nơi vĩnh hằng là thầy an tâm.
Trong lòng cô đang có một cơn bão lớn vì sự tan nát thật sự của tình yêu đầu tiên. Cô cảm nhận được sự chết chóc trong trái tim mình. Nhưng mà cô phải sống! Cô phải sống kiên cường và mạnh mẽ. Trên hai vai cô là lời ủy thác nhờ vả trước lúc đi xa của thầy Trần Thành Nam – Cựu hiệu trưởng của trường. Người chiến sỹ cộng sản anh dũng trong chiến đấu. Trong thời bình, thầy là một nhà giáo mẫu mực và vô cùng tâm huyết với nghề. Tâm huyết với từng đứa học trò ngốc nghếch của thầy vì một thế hệ tương lai của đất nước. Đó cũng là thứ duy nhất mà cô sinh viên nhỏ bé nhưng ưu tú như cô có thể làm để báo đáp công ơn dậy dỗ của thầy.
Chương III : Tình yêu với ngôi trường Nghiệp Vụ I của thầy hiệu trưởng
Cô còn nhớ hôm cô đưa thầy hiệu trưởng Trần Thành Nam lá đơn xin thôi học và xin rút hồ sơ để thi vào một trường đại học khác. Trái với suy nghĩ của cô khi nói lý do cô vào học trường này năm học vừa qua chẳng qua là do cô bị thi trượt phổ thông. Bây giờ cô đã đủ điều kiện để thi đại học, cô nhất định không thể bỏ lỡ mất cơ hội trở thành sinh viên đại học của mình. Thầy nổi sừng cồ và mắng te tua cho cô một trận. Nhưng trong đôi mắt ngây thơ của cô khi đó, cô thấy thầy bị tổn thương sâu sắc. Hóa ra cái ngôi trường mà thầy cả đời tâm huyết cống hiến cho nó lại quá nhỏ bé và vô vi trong đôi mắt một học sinh cá biệt như cô. Thầy mắng cô thật hư hỗn vì dám coi ngôi trường thiêng liêng này của thầy chỉ là nơi “ tụ bạ” khi sa cơ. Thầy không thể chấp nhận điều ấy. Thầy cố thuyết phục cô ở lại trường. Bởi thầy nhận ra một tâm hồn, một nhân cách và một tài năng tuyệt vời bên trong cái con người có vẻ ngoài ngốc nghếch thậm chí là khá thiểu năng của cô. Thầy muốn cô cố gắng học hành, mai sau biết đâu có thể giúp ích cho trường. Trở thành một người thành đạt trong xã hội. Từ đó nâng cao danh dự và uy tín của nhà trường trong cộng đồng.
Nghe lời thầy thuyết phục. Cô cảm nhận tình yêu ngôi trường tha thiết của thầy. Sự hi sinh gần như hết thảy của thầy cho vị trí mà thầy đang đảm nhận. Cô chợt nghĩ đăm chiêu trong lòng: Thầy gần như dùng đến 120% tâm huyết cho công việc, vậy còn vợ và con thầy là bao nhiêu % ? Chả trách được cậu con trai duy nhất của thầy nổi tiếng là hư đốn và ngỗ ngược trong trường. Chính mắt cô đã chứng kiến anh ta vì bị một bạn sinh viên nữ trong trường từ chối tình cảm mà lao vào đánh, xúc phạm và đe dọa sẽ làm chị ấy bị đuổi học ngay giữa sân trường. Haizz! Với các thầy cô trong trường thì anh ta nói năng không có lấy một chút lễ độ nào. Thái độ cứ như anh ta là xếp của các thầy cô trong trường chứ không phải là bố anh ta ý?! Các thầy cô ngao ngán và bó tay với anh ta. Vì họ tôn trọng thầy Nam . Thầy đã cống hiến cả đời mình cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và việc nâng mức sống của cán bộ công nhân viên nhà trường. Ai cũng tôn trong, yêu quý và biết ơn thầy. Vì thế lỗi nhỏ, lỗi to của con thầy đều được các thầy cô xuề xòa bỏ qua.
Cô cứ tròn xoe mắt nhìn thầy thuyết giảng một bài hùng biện về ngôi trường này tốt thế nào. Và trò học ở đây sẽ học được cái gì? Sau khi ra trường sẽ làm được những gì.? Ở đây trò là sinh viên thuộc diện cá biệt của trường, nên các thầy cô sẽ quan tâm giáo dục đến trò nhiều hơn. Đấy là điều kiện tốt để trò tiến bộ hơn việc trò học ở bất cứ một ngôi trường nào… Thật ra những điều thầy nói không sai. Nhưng cô không thể từ bỏ giấc mơ vào đại học của mình được. Cô cảm thấy thương hại thầy! Cô là ai chứ? Có đáng để thầy phải lao tâm khổ tứ giữ cô lại trường đến thế không? Cô đã hỏi thẳng thầy điều ấy. Và mắt cô ứa lệ xót xa khi thầy làm tất cả những việc này là do lo ngại cô xin thôi học để dành tâm sức ôn thi đại học. Nếu cô đỗ thì không nói làm gì. Nhưng mà nếu cô trượt thì có thi lại vào trường này có khi còn không đỗ. Cái con người đất đã qua mà trời thì chưa tới như cô nếu bị trôi nổi trong xã hội. Thiếu sự quản lý và giáo dục của gia đình. Cộng với tài năng và kiến thức cô có. Cô có thể sẽ trở thành một tên tội phạm nguy hiểm cho xã hội. Và kết cục của một tên tội phạm dù có khôn ngoan đến đâu cũng là đằng sau song sắt của nhà tù. Thầy đang như một người cha lo lắng cho tương lai của đứa con gái bé bỏng sớm đã chịu nhiều thiệt thòi này ư? Thầy đang khát khao dành cho cô một nền giáo dục tốt nhất. Để cô có thể đứng trên nhiều người ư? Thầy đang lo lắng cho xã hội có thể sẽ xuất hiện một băng tội phạm vô cùng manh động mà người cầm đầu lại là một sinh viên từng học ở trường này ư? ….
Chương IV: Sự thật bất ngờ được hé lộ
Cô khóc và cúi gằm mặt xuống, thoáng thẹn thùng vì khả năng hiện giờ của cô không thể khẳng định 100% sẽ đỗ đại học. Nhưng mà cô vẫn từ chối lời đề nghị tiếp tục học ở trường của thầy. Cô thẳng thắn hỏi lại thầy: Sao thầy quan tâm đến con cái người khác vậy mà không quan tâm đến con của thầy? Thầy mở to mắt bất ngờ về câu hỏi ngược ấy của cô? Cô không nói, nhưng có thể thầy đang nghĩ cô có ý muốn nói thầy là : đạo đức giả! Trông mặt thầy như hướng về một nơi xa thẳm. Vẻ mặt thầy vô cảm trước sự soi mói của đôi mắt cô. Gương mặt ngoại ngũ tuần của thầy rúm ró đau khổ. Những cảm xúc không thể kìm nén, thầy nấc nên mấy cái. Rồi lấy lại bản lĩnh của một nhà giáo ưu tú. Thầy nghiêm mặt và cương nghị nhưng nói rất dịu dàng: Đó là chuyện riêng của thầy và là chuyện của người lớn. Việc của cô là phải chăm lo học hành cho tốt. Đừng có suốt ngày thi trượt. Rồi đánh nhau, cãi cọ trên lớp làm các thầy phải đứng ra giải quyết … Thầy lại tua cho cô một trận về nghĩa vụ của một học sinh sinh viên trên lớp.
Cô đâu có vừa, cô chán việc mang danh một học sinh của trường trung cấp tai tiếng này đến tận cổ rồi. Cô thận trọng hỏi lại thầy: Thưa thầy nếu chương trình giáo dục thầy chuẩn bị dành cho em tốt đến vậy, thế sao thầy không dành cho con trai thầy? Sao anh ấy lại không ngoan? Sao thầy lại muốn giúp em? Trong khi con trai thầy quỳ xuống nhờ thầy giúp thầy cũng mặc kệ. Chỉ đến thi con thầy dọa tự tử thầy mới giật mình hốt hoảng đi xin người này, đi nhờ người kia cho con thầy thoát tội? Lẽ nào thầy chỉ muốn giữ người thờ tự cho dòng họ Trần chứ thật lòng không yêu thương gì con trai thầy? Nếu thầy dành nhiều hơn một chút thời gian cho gia đình, chắc chắn anh ấy sẽ không như vậy. Và khi về già thầy … Cô chưa nói hết câu thì thầy cắt ngang đột ngột như không còn chịu đựng được nữa: Thôi ngay! Tôi đã nói đó là chuyện riêng và là chuyện của người lớn! Tôi là một người đàn ông … Rồi thái độ thầy lại dịu xuống. Tôi đưa đủ lương cho vợ. Còn việc chăm sóc và dậy dỗ con cái là của bà ấy. …
Cô sợ hãi trước sự nổi đóa của một người thầy vốn nổi tiếng trong trường về sự điềm tĩnh của mình. Cô ngước mắt nhìn thầy! Những nếp nhăn trên gương mặt thầy đang hằn sâu, thi thoảng co rúm lại. Thầy có vẻ đang trải qua những cung bậc cảm xúc tột cùng của sự đau khổ. Thỉnh thoảng thầy ngửa mặt lên trời cố kìm nén một tiếng nấc ai oán bi thương. Có vẻ thầy thật sự có một bí mật rất lớn trong lòng. Và điều ấy đã dày vò tâm can thầy sâu sắc. Sự chịu đựng quá lâu làm vết thương lòng thêm nở loét và sưng mủ. Thầy đang rên siết trong lỗi đau. Thầy đưa bàn tay già nua và run rẩy giữ chặt trái tim mình. Cô sợ hãi không biết mình đã nói sai điều gì mà lại làm thầy đau khổ đến vậy? Cô đứng dậy vội hỏi thưa thầy, thầy làm sao thế ạ? Nếu con nói điều gì sai xin thầy cho con xin lỗi. Thầy như vậy làm con sợ lắm ạ. Cô đang co người định chạy đi gọi nhân viên y tế nhà trường thì thầy giơ tay xua đi và gia hiệu cho cô ngồi vào ghế.
Thầy có vẻ đang thận trọng cân nhắc muốn nói với cô điều gì? Rồi thầy cười nhẹ một nụ, có vẻ như nét mặt thầy thoáng một chút vui. Thầy bảo thầy bị bệnh tim, gan, phổi, mật…. Nhiều bệnh lắm, sắp chết rồi. Các cô các cậu sẽ sớm không phải nhìn thấy ông già lắm điều này đâu? Rồi thầy kéo ngăn tủ nhỏ dưới bàn làm việc lấy ra một lọ thuốc nhỏ và bỏ vào miệng mấy viên rồi nuốt chửng trước khi cô kịp lấy giúp thầy một ly nước lọc. Tuy vậy thầy vẫn cầm ly nước và uống với vẻ đầy xúc động. Rồi cố kìm nén một lỗi đau từ thẳm sâu trong ký ức của thầy khiến cô thấy rất tò mò. Thầy lấy lại sự bình tĩnh và thản nhiên hỏi lại cô: trò có điều gì muốn hỏi ta nữa không? Cô hơi ái ngại nhưng trước sự khuyến khích của thầy cô lại mạnh dạn hỏi thầy: Thưa thầy, thầy là nhà giáo - một nhà giáo ưu tú sao lại giao cho vợ thầy – một phụ nữ nội trợ chuyện dạy bảo con cái. Bây giờ thì đúng là con hư là tại mẹ rồi. Chắc vì thế nên thầy đang rất đau khổ đúng không ạ? Vẻ mặt như một bà cụ non, cô phán xét mọi chuyện là như vậy. Thầy im lặng một lúc khá lâu, đôi khi thầy đưa mắt nhìn cô từ đầu đến chân. Cái con bé sinh viên nổi tiếng ngỗ ngược và hay vi phạm nội quy của trường này, lẽ ra thầy phải rất ghét nó thì phải. Thế mà thầy lại khá yêu quý nó như một đứa con nhỏ ngây thơ. Nó chẳng làm gì cho thầy ngoài việc gọi người đến cấp cứu cho thầy khi suýt ngất vì đau khổ trước cửa hội trường lớn. Nó thô lỗ, ngang ngạnh nhưng trung thực và thẳng thắn. Nó có vẻ ngoài lạnh lùng, bất cần nhưng sự thật bên trong con người nó rất giàu tình cảm, trách nhiệm và tình yêu thương…
Thầy như nói một mình chứ không phải nói với cô, mình phải trung thực. Mình phải sống thật dù là chỉ một lần được như nó! Rồi thầy nhìn thẳng vào mặt cô. Thầy nói giọng rất thẳng thắn, khảng khái và có gì đanh thép: Trò sai rồi! Thầy không quan tâm đến con vì nó không phải là con của thầy! Thầy không đau khổ vì nó hư, mà thầy đau khổ vì bị vợ phản bội và lừa dối nhiều năm! Cô há hốc cả mồm! Một sự thật ghê gướm! Cái gia đình danh giá ấy mà lại thành ra như thế! Sự thật này như cái chốt xung quanh sự đồn thổi và những hành động kỳ lạ của người thầy vĩ đại này. Nhưng mà cô tò mò và thắc mắc quá!
Sự thật phũ phàng
Trời ạ! Sao lại có chuyện như thế xảy ra? Thầy Nam tốt đến vậy sao lại bị rơi vào cảnh bị vợ cắm sừng. Còn phải đem hết lương thưởng về chăm lo cho hai con người xấu xa ấy nữa. Hai con người ấy lại còn không biết điều làm ra bao nhiêu chuyện xấu hổ làm hại uy tín và danh dự của thầy. Cô thấy trái tim mình đau đau, lòng mình quằn qoặn. Cô rớt nước mắt nhìn vị anh hùng của trường với một vết thương to tướng ở trong tim. Cô bột miệng hỏi thầy: Thưa thầy, thầy biết chuyện ấy lâu chưa ạ? Chắc thầy đã đau khổ lắm? Không có tiếng trả lời. Cô lại vừa hỏi nhưng cũng như trả lời: Chắc hôm thầy biết sự thật là hôm thầy bị ngất trước cửa hội trường lớn đúng không ạ?! Thầy lạnh lùng trả lời như từ một nơi xa xôi. Thầy biết nó không phải là con của thầy từ khi vợ thầy báo tin cô ấy đã có thai. Hôm thầy bị ngất trước cửa hội trường lớn và được trò cứu là hôm thầy nhận được kết quả thông báo của bệnh viện là thầy không còn sống được bao lâu nữa.
Cô xúc động đến nghẹn ngào, thầy ơi, thầy đừng chết! Còn có rất nhiều sinh viên cần đến sự dạy bảo của thầy. Thầy dõng dạc trong giận dỗi: trò không muốn thầy dạy nữa cơ mà! Sao lại sợ thầy chết?
Cô khóc, cô thương thầy! Con người vĩ đại ấy cũng đang chịu một lỗi đau cũng vĩ đại không kém. Cô tò mò chuyện của thầy và cũng muốn thầy nói ra mọi chuyện để nhẹ lòng. Sức khỏe của thầy sẽ tốt hơn.
Cô mạnh dạn hỏi thầy: Thưa thầy hình như thầy có điều gì muốn nói với con? Và thầy có thể kể chuyện của thầy cho con nghe được không ạ? Con nghĩ thầy nói hết ra cho nhẹ lòng và thanh thản. Như vậy tốt hơn cho sức khỏe thầy đấy ạ?
Thầy nhìn vào mắt cô thẳng thắn: Tôi muốn nhờ học trò của tôi, nhưng không phải cô sắp không còn là học trò của tôi nữa rồi ư? Tôi sẽ không nói gì với người muốn rời bỏ tôi. Và tôi không phải là người vĩ đại như cô nghĩ đâu? …
Chương VI: Ký ức về ngôi trường thân yêu….
Trước mặt thầy là hồ sơ sinh viên của cô, thầy đã đặt ở đấy từ bao giờ. Thầy chỉ cần đưa cho cô, cô ký xác nhận. Thế là cô sẽ không thuộc về ngôi trường này nữa.
Kỷ niệm từ những ngày đầu tiên bước chân vào mái trường này ùa về trong ký ức. Đầu tiên là cây hoa trúc đào rực rỡ một khoảng trời đỏ thắm. Cô say mê định vào trường ngắm cho thỏa mấy khóm hoa trúc đào rực rỡ toàn hoa là hoa đó. Bõ công cô vượt một chặng đường xa đến đây. Vì cô biết ngôi trường này chính là ngôi trường tai tiếng khi xưa cô từng biết nhưng mà trường mới đổi tên nên cô tưởng là ngôi trường khác. Định vào đây học tạm một năm và tiện thể ôn thi đại học lại. Nhưng mà cô gặp một cô gái vô cùng dễ thương bảo cô vào nộp hồ sơ ngay cả còn ít phút nữa thì hết giờ. Lòng cô chợt nghĩ: Sinh viên trường này cũng khá đấy chứ! Đâu đến lỗi nào mà mọi người quanh cô chê quá. Rồi cô bắt gặp một đôi mắt vô cùng hiền từ như của người mẹ của một cô giáo, cô ấy bảo một người giữ cô lại, … Con đường lên phòng đào tạo nộp hồ sơ thì đẹp như trong tiểu thuyết lãng mạn. Có cây phượng già tỏa bóng âm u. Có con đường uốn lượn lên cao như ở Đà Lạt thơ mộng. Cô thật sự choáng với khuân viên cây xanh tuyệt đẹp của trường. Và tất cả dẫn lạc bước chân cô vào phòng đào tạo nộp hồ sơ xin học. Níu bước chân cô ở lại đây suốt hơn một năm qua. Quãng thời gian đầy khó nhọc và khủng khoảng này của cô đã nhận được không ít tình yêu thương, sự bao dung của thầy cô và bạn bè. Những người bạn ngốc nghếch trong lớp của cô đã dần dần không làm cô khó chịu và thất vọng như ban đầu. Tự dưng cô lại thấy yêu đến lạ kỳ những cái miệng ngoang ngoác cười của đám bạn nhỏ. Thầy cô và bạn bè nơi đây hẳn không phải là những người tốt nhất. Nhưng mà họ đều thật lòng muốn cô ngày càng tiến bộ.
VII: Người thầy đáng kính
Cô lại nhìn thầy, gương mặt thất vọng, nhợt nhạt của thầy khiến cô thật sự sợ hãi. Cô lo cho sự an nguy của thầy. Cô thật lòng rất muốn giúp đỡ thầy. Thầy Vũ nói thầy Thái tốt, thì cô biết chắc thầy Thái là người tốt thế thôi. Cô muốn làm gì đó cho thầy. Cô muốn nghe lời thầy. Nhưng mà cô không thể từ bỏ giấc mơ vào đại học của mình. Trong đầu cô hiện lên một giảng đường đại học lớn với rất nhiều sinh viên ưu tú. Thư viện trường thì thật to cho cô thỏa chí vùi đầu vào sách vở … đầy đam mê và cám dỗ.
Trước mặt cô đang là một người thầy, một người cha già đang rất cần sự giúp đỡ của cô. Cô như thiên xứ bé nhỏ đến với trái tim bị tổn thương tan nát của thầy. Cô không thể bỏ rơi thầy lúc này được. Suy nghĩ đăm chiêu một lát rồi trong đầu cô nảy ra ý định khi tốt nghiệp trường này cô sẽ thi đại học tại chức ở tại ngôi trường này luôn.
Cô lại nhìn thầy! Cô vừa thương và lo cho sức khỏe của thầy. Vừa tò mò về chuyện của thầy. Cô cũng muốn thầy nói ra hết tất cả những bí mật trong lòng thầy, giúp thầy nhẹ lòng. Hẳn thầy đã khổ tâm rất nhiều khi chịu đựng những bí mật khủng khiếp ấy trong suốt bao nhiêu năm qua. Đấy có thể là lý do mà thầy cứ gầy quắt, nhỏ bé rồi ốm đau bệnh tật như thế này. Có lần cô tự hỏi: Sao con người với vóc dáng nhỏ bé thế kia lại từng là anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ được? Cô không để thầy chịu đựng nỗi đau hơn nữa. Cô hơi rụt rè nhưng quyết đoán đề nghị: Thưa thầy con đồng ý sẽ tốt nghiệp tại ngôi trường này, nhưng con có một điều kiện ạ? Mắt thầy sáng nên một tia hi vọng rực rỡ, da dẻ thầy có vẻ hồng hào hẳn ra. Nét mặt tươi tắn trở lại thầy hồ hởi nói: Một điều kiện chứ mười điều kiện ta cũng đồng ý. Chỉ cần con ở lại học tiếp tại ngôi trường này. Ta đảm bảo với chương trình giáo dục của ta, con sẽ là một người tốt.
Thoáng bẽn lẽn trước sự vĩ đại và cao quý của thầy hiệu trưởng. Cô dạn dĩ đưa gia điều kiện có vẻ như rất tầm thường của mình: Thưa thầy …con muốn… thầy kể hết những bí mật trong lòng thầy với con ạ! Thầy thoáng giật mình vì cô trò tai quái của mình. Thoáng một lỗi đau và sự thất vọng trong khóe mắt thầy. Và lòng thầy có vẻ như lại đang nổi sóng với những lỗi đau.
Cô quan sát từng diễn biến nhỏ trên gương mặt thầy. Lòng cô cũng xót xa chẳng kém. Thưa thầy, con xin lỗi thầy! Con xin lỗi đã là người đào bới quá khứ của thầy. Nhưng vết thương có khi nào lành? Nó vẫn luôn hành hạ thầy từng giờ từng khắc? Thầy phải vứt bỏ những viên sỏi ấy ra thôi. Nhức nhối một lần nhưng mà vết thương rồi sẽ lành. Đó là cách duy nhất con có thể giúp thầy giảm bớt lỗi đau.
Cô cố động viên thầy, rằng y học bây giờ hiện đại lắm. Và bệnh gì cũng chữa khỏi thôi. Kể cả bệnh ung thư nếu phát hiện sớm cũng sẽ chữa khỏi. Thầy bất ngờ nhìn sâu vào mắt cô như một người gần đất xa trời và nói: Thầy đồng ý! Nhưng thầy cũng có điều kiện? Cô bảo thầy cứ nói, con chỉ sợ điều kiện của thầy quá sức con có thể làm thôi. Còn con có thể làm thì con sẽ làm. Thầy nói một giọng xa xôi của người từng trải: khó mà cũng dễ. Ta muốn con nghe những câu chuyện của ta nhưng không được nói cho bất kỳ ai cho đến khi ta chết. Cô hốt hoảng nói thầy sẽ không bị chết đâu. Và giơ tay như người ta tuyên thệ trước kinh thánh: Con xin hứa, con sẽ không nói với ai về chuyện của thầy trước khi thầy yên nghỉ trên trời nhiều năm!
Sự thật được phơi bày
Thầy im lặng và hơi thở như từ trong xa xôi và gấp gáp bắt đầu câu chuyện của mình:
Ta đang bị quả báo! Quả báo thực sự con gái ạ! Nước mắt thầy ứa ra. Giờ thì cô không thấy một vị hiệu trưởng oai nghiêm thường ngày. Mà trước mắt cô là một ông già,và là một người cha thực sự. Thầy lấy khăn tay thấm những giọt nước mắt chất chứa trong lòng bấy lâu và thầy tiếp câu chuyện của thầy.
Trước khi gia nhập quân ngũ, ta đã từng đính hôn với một cô gái ở quê. Cô ấy hiền lành, tốt bụng và nhân hậu. Những năm tháng biền biệt tại chiến trường. Nhiều khi viết hàng chục lá thư đi mà ở nhà không nhận được bức thư nào. Mẹ ta vì thế sinh lo lắng và ốm đau liên miên. Cô ấy đã bỏ cả danh dự chưa cưới hỏi mà đã về làm dâu. Dọn sang ở nhà ta để tiện chăm sóc mẹ của ta. Cái tiếng ấy ở thời của ta to lắm. Nhất là cô ấy lại là cô giáo trường làng. Nhưng mà ta… Ta … Khi ta ở chiến trường ta đã gặp và yêu vợ ta. Chúng ta cùng đơn vị. Ta đã viết nhiều thư hủy bỏ hôn ước giữa hai nhà về cho cô ấy nhưng đều không có thư trả lời vì chúng đều bị thất lạc. Ta cứ nghĩ không có tin của ta cô ấy đã đi lấy chồng. ….
Đơn vị đã tổ chức lễ cưới cho vợ chồng ta ở chiến trường trong một lần ta đạt thành tích xuất sắc trong chiến đấu. Khi hòa bình trở lại, ta đưa vợ về thăm quê. Lúc đó mới biết cô ấy đã ở ,và chăm sóc người mẹ đau yếu bệnh tật của ta nhiều năm nay. Cô ấy lặng lẽ dọn đồ ra khỏi căn buồng thuộc về vợ chồng ta. Và từ đó cô ấy sống lặng lẽ như một cái bóng. Ta đã làm hại một đời cô ấy. ….
Vợ chồng ta ở với nhau nhiều năm mà không có con. Cả nhà giục ta sinh con nối dõi vì nhà ta là trưởng họ. Họ đổ lỗi cho vợ ta và bắt ta lấy vợ nữa. Cô ấy lại là đối tượng được mẹ ta ướm hỏi. Vì ta và vợ đều nhận công tác ở tỉnh xa không ai chăm sóc mẹ. Nhưng ta từ chối vì ta là cán bộ nhà nước, nhất định chỉ sống một vợ một chồng. Và nói ta không còn tình cảm gì với cô ấy. Ta đã phụ bạc cô ấy!...
Ta thấy vợ ta rất khỏe mạnh bình thường nên lặng lẽ đi khám. Kết luận của bác sĩ là ta bị phôi nhiễm chất độc hóa học tại chiến trường nên không thể có con. Ta không tin vào mắt mình và đi kiểm tra tại hai bệnh viện lớn khác. Cùng chung một kết quả. Ta biết vợ ta đang khao khát một đưa con để lấp đầy khoảng trống trong lòng ta về chuyện quá khứ. Để giữ chặt ta lại với cô ấy. Khi ta đang rất khó khăn tìm lời để nói cho cô ấy biết sự thật đau buồn của hai vợ chồng thì cô ấy báo tin mình đã mang thai. Ta choáng váng và bị sốc hơn cả khi biết ta không thể có khả năng sinh con. Ta bỏ đi công tác nhiều ngày. Khi về ta định nói hết sự thật và đuổi người đàn bà lăng loài kia ra khỏi gia đình cùng với đứa con hoang trong bụng cô ta. Nhưng mà mẹ ta đang vui mừng và trẻ ra cả chục tuổi vì sắp có cháu nội nối dõi tông đường. Cả họ nhà ta vui mừng, đòi mở tiệc ăn mừng. Ta không thể nói ra. Khi đứa bé được sinh ra ta thấy nó giống hệt tay bạn học cũ của cô ấy. Tìm hiểu mới biết, trước kia hai người đã hẹn hò khi cùng học. Khi họp lớp gặp lại nhau thì qua lại với nhau… Thế đấy, ta thì phụ bạc với mối tình đầu để sống trọn nghĩa vẹn tình với cô ấy. Còn cô ấy lại phụ bạc ta…
Ta dành hết tâm sức của mình vào công việc. Lấy lý do là để chăm lo cuộc sống vật chất của mẹ con cô ấy. Thật ra mỗi lần nhìn thấy đứa bé, lòng ta lại vô cùng đau xót. Nhưng ta vẫn cố chịu đựng và nuôi dưỡng đứa bé để dòng họ Trần nhà ta có người thừa tự và hương khói. Nhưng mà gần đây mẹ nó đã nén đưa nó đi gặp gã đàn ông khốn kiếp kia. Nó thì công khai đối đầu với ta…. Thầy nói trong xót xa đau khổ.
Cô tiếp lời thầy, thôi! Xin thầy mặc kệ anh ấy đi. Nghe nói giờ anh ấy yêu và kiên quyết kết hôn với người phụ nữ đáng tuổi làm mẹ anh ấy. Dù sao anh ấy cũng rất yêu cô ấy! Thầy phản ứng mạnh về chuyện này quá làm anh ấy đã rất lỗ mãng với thầy. Các thầy cô trong trường đều rất thương thầy…. Thầy đập nhẹ nắm tay như không còn lực nữa nhưng mà giọng thầy đầy kiên quyết: Nhưng mà không thể được!
Lòng cô chợt nghĩ thì ra con người vĩ đại ở trường này trong gia đình lại hơi quá khắt khe và phong kiến. Nhưng mà mắt cô mở to khi nghe thầy nói tiếp: Cô ấy chính là người yêu cũ của ta! Ta đã phụ bạc cô ấy. Ruồng bỏ cô ấy để sống trọn tình với mẹ nó, rồi mẹ nó thì phản bội ta sinh ra nó. Còn nó, nó kiên quyết đòi lấy cô ta và chuẩn bị đón nhận đứa con sắp chào đời của họ. Hu …hu… Thầy khóc thành tiếng. Gương mặt thầy hằn lên những nét già nua và đau khổ tột cùng. Ta không thể chấp nhận đứa con dâu bất đắc dĩ này. Ta không thể sống cùng cô ấy cùng một mái nhà. Ta đang bị quả báo! Tại ta đã phụ bạc cô ấy mà ra… hức…hu …hu. Thầy uống một hớp nước ấy để lại thăng bằng.
Chương IX: Bi kịch của gia đình
Lòng cô cảm thấy vô cùng đau xót. Sao trên đời lại có chuyện oái oăm đến thế là cùng. Cô vốn tưởng những chuyện như thế chỉ do các nhà văn viết ra từ trí tưởng tượng phong phú của mình. Thế mà đây là chuyện người thật, việc thật của những con người vĩ đại quanh cô. Rồi cô nhẹ nhàng nói với thầy. Thưa thầy, thầy có tài thuyết phục giỏi như vậy,sao thầy không thử thuyết phục cô ấy bỏ đi đứa bé. Con nghĩ chắc cô ấy cũng là người tốt. Lại là một nhà giáo, hẳn cô ấy và gia đình cô ấy cũng không thể chấp nhận việc người yêu cũ phụ bạc lại trở thành ông bố chồng mẫu mực được. Còn vợ thầy, chắc cô ấy cũng không thể chấp nhận việc tình địch cũ lại trở thành con dâu. Còn anh con trai thầy, sau thời gian si mê thế nào anh ấy cũng tỉnh ra và hướng sự yêu thương của mình với những cô gái cùng trang lứa!
Thầy lắc đầu trong đau xót! Không được con ạ! Cô ấy năm nay cũng hơn bốn mươi rồi! Thế nên cô ấy kiên quyết giữ đứa bé. Vẻ đẹp của một cô giáo đang tuổi hồi xuân chưa một lần nếm trải vị ngọt của tình yêu đã thật sự làm say mê con trai thầy. Nhất là hai người ấy sắp có con chung với nhau. Nó dọa tự tử nhiều lần nếu gia đình không cho nó cưới cô ấy. Nên vợ ta cũng xuôi xuôi rồi! Đôi mắt già nua và thất thần của thầy lại chảy ra những giọt nước mắt xót xa và ân hận. Ngày xưa cô ấy đẹp nhất làng. Còn ta thì tài giỏi nhất làng. Thế mà khi vào quân ngũ ta đã phụ bạc tình yêu của cô ấy. Làm lỡ dở cuộc đời cô ấy. Giờ thì ta bị quả báo rồi. …
Cô chạy đi lấy một cốc nước nữa cho thầy uống để thầy định thần. Rồi thầy nói với cô giọng kiên quyết: Giờ ta không còn có con trai và vợ gì nữa hết. Vì thế con và cậu ta cãi nhau không phải nhường cậu ấy vì nó là con của thầy. Còn toàn bộ tài sản của ta. Toàn bộ tài sản mà ta đã tích cóp được vì đã dành cả cuộc đời này cống hiến cho đất nước. Ta sẽ hiến tặng hết nó cho việc làm từ thiện. Con là người sẽ giúp ta làm việc đó, vì thời gian trên dương thế của ta không còn được lâu nữa. Nói đoạn, thầy kéo ngăn tủ lấy ra một lọ thuốc khác màu vàng và vỗ vào miệng mấy viên thuốc này một cách đau xót. Thầy nói trong hơi thở và sự thểu não quá độ. Mà tôi cũng nên chết đi, chết đi cho các người muốn nhảy múa thế nào thì làm như thế. Tôi chết cho tất cả các người đều được toại nguyện theo ý mình. …
Cô cố động viên an ủi thầy, còn thầy cố nhoẻn cười. Một nụ cười méo mó để cho cô an lòng. Cô nói trong tiếng nấc nghẹn ngào. Thưa thầy, thầy không để lại tài sản cho mẹ con họ, đẩy họ ra đường khi thầy khuất núi. Ai cũng có thể hiểu và thông cảm cho thầy. Nhưng mà sao thầy không để lại tài sản cho những người thân ruột thịt khác của thầy. Con không biết thầy có bao nhiêu tài sản nhưng đó hoàn toàn là mồ hôi, nước mắt và cả căn bệnh ung thư quái ác bắt nguồn từ chiến trường máu lửa trong cơ thể thầy. Sao thầy lại cho thiên hạ ạ?
Chương X: Lòng nhân từ bác ái….
Thầy nhìn cô trìu mến! Rồi thầy nói giọng êm đềm ấm áp. Họ hàng nhà ta đều rất giàu có. Ta chỉ có một cô em gái, nhưng cô ấy đã mất. Để lại cho ta một đứa cháu ruột. Nó đã học trường này và từng là bạn với con. Nhưng ta đã buộc phải kỷ luật đuổi học nó. Vì nó đã vi phạm nội quy nghiêm trọng của trường. Chắc nó giận ta lắm nên không liên lạc gì với ta cả. Ta đã đi tìm nó nhiều lần vào ngày nghỉ nhưng mà nhất định không chịu gặp. Rồi bán nhà chuyển đi chỗ khác. Ta thì bận công tác suốt. Ta thuê người đi tìm, và họ nói nó đang ở địa chỉ này.
Thầy đưa cho cô một mảnh giấy nhỏ đã nhàu ẩm ghi địa chỉ cô cháu gái duy nhất của thầy. Vì em gái thầy đã nén sinh và nuôi con một mình. Không ai biết cha đứa bé là ai? Nhưng mà vì danh dự gia đình, mọi người lơ đi. Không may là cô ấy cũng qua đời sớm khi cho con gái mình nhập học ở ngôi trường này. Cô bé đó được hưởng chế độ phụ cấp dành cho sinh viên bị mồ côi cả cha lẫn mẹ của trường. Cuộc sống của nó khá thoải mái. Nhưng ta đã không làm tròn nhiệm vụ của một người bác khi để nó bị gài bẫy vi phạm kỷ luật ở khung hình phạt cao nhất. Ta buộc phải ký quyết định kỷ luật nó….. Ta không đến địa chỉ này nữa. Vì đây là một vị trí rất tốt cho nó có thể sinh sống với khả năng của nó. Ta sợ nó lại bán nhà chuyển đi. Thế nên ta xin nhờ con, nếu có điều kiện mà con giúp được gì thì hãy giúp nó và thay ta nói lời xin lỗi với nó. Ta không thể cho nó nửa tài sản như mong muốn bây giờ vì sự chia tách giấy tờ lằng nhằng có thể làm mẹ con nó biết. Và họ sẽ đưa ta về cõi vĩnh hằng sớm hơn. Thế là ta lại gây thêm một tội ác cho đời.
Cô chợt hiểu, đây cũng là lý do thầy bắt cô giữ kín bí mật của thầy cho đến khi thầy qua đời. Nhưng mà cả một khối tài sản lớn của thầy cô biết làm sao. Cô thấy run sợ trước trách nhiệm quá lớn của lời ủy thác này. Như đọc được sự non nớt và yếu ớt của cô. Thầy dịu dàng như một vị cha đạo đáng kính. Con đừng sợ! Thầy nhờ cả chú Trần Thành Toàn – em họ của thầy nữa. Chú ấy hiện là trưởng khoa sản của bệnh viện phụ sản Trung Ương. Chú ấy là người tốt, có thể tin tưởng được. Nhưng mà chú ấy không hiểu thầy bằng con. Vì ta cũng bận, và chú ấy cũng bận nên ít có dịp giao lưu. Chú ấy sẽ biết phải làm gì với khối tài sản của ta để lại. Con sẽ là người giám sát và quản lý chính của quỹ đó. Đây là tâm nguyện cuối đời của ta. Xin con hãy giúp ta thực hiện điều ấy.
Cô hiểu những khó khăn, thậm chí nguy hiểm khi giúp thầy thực hiện tâm nguyện này. Bởi khối tài sản của thầy khá lớn. Mẹ con họ vì bảo vệ thanh danh và sự giàu có của mình có thể sẽ hủy đi di chúc của thầy. Hủy đi giấy tờ và hủy đi cả những người giúp thầy làm điều đó. Cô không thể run sợ một giây phút nào nữa. Cô phải kiên cường và là chỗ dựa tinh thần cho thầy. Thầy thật sự đang quá yếu ớt.
Thưa thầy, thầy đừng lo. Con sẽ cố hết sức ạ! Thầy có thể cho con biết con phải làm những việc gì ạ? Thầy mỉm cười nói. Con đừng lo, thầy đã viết cả những việc cần làm vào Email gửi cho chú Toàn rồi. Đại khái là thầy muốn gây dựng thương hiệu của trường ở Hà Nội. Để sau này trường ta sẽ có chất lượng tuyển sinh đầu vào tốt hơn. Đấy là điều kiện quan trọng để chất lượng đầu ra tốt. Ta đã quan sát con từ những ngày đầu con bước chân vào trường. Trình độ của con đã hơn cả một sinh viên tốt nghiệp bằng khá của ta. Vì thế ta rất muốn con tiếp tục học tại đây. Con biết đối tượng tuyển sinh của trường hiện tại đa phần là các tỉnh miền núi, vùng cao, dân tộc thiểu số. Đã đạt được số lượng cần tuyển sinh nhưng mà chất lượng đầu vào kém. Vì thế các thầy cố công đào tạo thế nào thì chất lượng đầu ra vẫn kém. Kéo theo việc danh tiếng của trường ta khá thấp. Vì khá thấp nên trường ta lại không thể tuyển sinh được những đối tượng tốt. … Ta nhất định phải phá vỡ cái vòng luẩn quẩn này. Nhưng mà ta không còn đủ sức và đủ thời gian nữa. Ta nhờ con giúp sức.
Mắt cô chào lệ. Trước mắt cô là người thầy mà cô tôn kính. Thầy hoàn toàn là người đáng được tôn kính. Cả đến những giây phút cuối đời, thầy vẫn lo cho nhà trường. Vẫn lo cho đất nước này. Trước trái tim lớn của thầy, con thật như cô trò nhỏ lớp một, lớp hai. Con hứa sẽ đảm bảo với thầy là tài sản của thầy sẽ đến tay của chú Trần Thành Nam khi thầy qua đời.
Chương XI : Việc gì đến cũng sẽ đến ….
Bẵng đi một thời gian, cô bơi bả cùng những kỳ thi đi, rồi thi lại. Thời gian rảnh cô lại vùi đầu vào nghiên cứu sách vở về ngành nghề cô yêu thích. Cô nhất định phải trưởng thành để trở thành một bông hoa đẹp của trường.
Rồi cô cũng đỗ đại học sau khi tốt nghiệp, cô rất vui. Nhưng tại thời điểm đó, cô đã nếm vị đắng của tình yêu. Bạn trai cô đã bị rơi vào vòng tay cô bạn chung lớp cũ. Người mà cô đã nguyện cả đời này sẽ chỉ yêu mình anh. Vậy mà… Thật là đau xót! … Cô vật lộn với lỗi đau. Bầu trời như sụp đổ trước mắt cô. Mặt đất dưới chân cô lúc nào cũng có vẻ đang rung chuyển. Cô chẳng chú ý được điều gì ngoài dùng hết sức bình sinh chữa trị cho vết thương của chính mình. Thi thoảng cô giật mình khi thấy thầy gầy dốc ở sân trường. Mắt thầy đỏ au vì khóc, vì đau đớn hay vì tức giận? Thầy gầy vì sức nặng tinh thần đang đè nặng trái tim thầy hay vì căn bệnh ung thư của thầy đã đến giai đoạn cuối?
Cô có quen biết với một người bạn trọng đội hình sự công an tỉnh. Thế là cô nhờ anh giúp sức nếu có sự cố xẩy ra với thầy. Thưa thầy con chỉ làm được vậy thôi. Ai bảo con chỉ là một cô sinh viên bé nhỏ?
Và cái ngày định mệnh ấy cũng đến, khi cô vừa chân ướt chân giáo từ quê lên trường chuẩn bị cho một kỳ học mới. Thầy đang làm nhà lên cả gia đình tạm thời ở trong phòng khách của khu ký túc xá. Ban đầu cô không biết. Chỉ thấy tiếng tranh cãi, kêu khóc liên miên trong ngôi nhà ấy. Rồi cô choáng váng và giật mình thấy thầy gầy như da bọc xương. Dáng đi lả lướt như một cơn gió mạnh thổi qua cũng đủ làm thầy bị quật ngã. Thầy đã từ trói hoặc nhờ ai chói hai tay ra sau. Cô hốt hoảng không hiểu sự tình gì. Thì thấy giọng thầy rên rỉ: Tôi xin các người. Xin các người đừng tranh cãi nhau nữa. Xin các người đừng làm ảnh hưởng đến giờ tự học của học trò tôi. Tất cả lỗi là ở tôi. Để tôi đi sớm cho các người được toại nguyện. Xin các người hãy giúp tôi. Cô há hốc cả mồn khi thấy thầy Nam tự kê đầu vào cái dây thong lọng đã chuẩn bị sẵn trong tư thế bị chói. Cô chưa kịp lao vào vì tình huống dọa cả gia đình này quá nguy hiển, chỉ một sơ xẩy là thầy sẽ mất mạng. Thì một vòng tay phụ nữ ôm chặt cô lại. Khi cô cố vùng vẫy thoát ra được thì từ trong bóng tối người phụ nữ ấy nói hãy để thầy ra đi thanh thản. Cô mặc kệ, đấy là thầy của cô. Thầy cô nhất định phải sống. Khi cô mở được cửa phòng không biết là do gió hay có người cố ý khép lại thì thầy cô đang treo lơ lửng giữa phòng. Đầu thầy ngẹo sang một bên trông rất thảm hại. Mặt thầy vẫn còn nét hồng hào. Cô gào lên, thầy ơi! Cô gào tên thầy trong thảm thiết, mọi người chay xô đến. Nhưng vì vị trí treo khá cao nên khi đưa được thầy xuống thì thầy đã đi về nơi vĩnh hằng. Cô bị gạt ra vòng ngoài nhường chỗ cho người thân và đồng nghiệp của thầy. Cô gào khóc trong tâm hồn. Cô nhận ra nhiều điều muốn nói trong đôi mắt thầy khi lần cuối cô gặp thầy. Nhưng cô đã không làm gì, cô đang lỗ lực để vượt qua nỗi đau của bản thân. Thầy ơi! Cô òa khóc trong hối hận và chợt nhớ ra lời ủy thác của thầy. Cô lạnh lùng rút điện thoại gọi cho người bạn là công an đến điều tra về cái chết của thầy, và để bảo vệ phòng làm việc của thầy. Cô đoán toàn bộ giấy tờ quan trọng của thầy đều để ở đó. Vì cuộc đời sau chiến tranh của thầy đã gắn liền với ngôi trường này. Thầy ơi, sao thầy lại chết oan nghiệt như thế! Thầy ơi, sao thầy lại chết khi mà con chưa đủ trưởng thành đủ để gánh vác lời ủy thác của thầy! Thầy ơi! Thầy! Cô xỉu đi giữa sân trường lạnh giá.
Tiếng bước chân thình thịch, tiếng người chạy … Rồi cô giật mình tỉnh dậy khi có một bàn tay rắn chắc đỡ cô dậy. Người ấy gọi giật giọng tên cô Hoàng Lan! Hoàng Lan! Em bị làm sao thế này. Cô mở mắt ra, thấy anh Dũng,cô mừng rỡ và ôm vào cổ anh. Anh là chỗ dựa tinh thần lớn của cô. Rồi cô òa khóc mếu máo nói với anh là thầy cô đã đi rồi. Anh ôm cô vào lòng vỗ về an ủi. Được rồi! Anh biết rồi. Đồng đội của anh đang tìm bằng chứng xem có phải thầy em bị ghiết như lời em nói hay không? Cô giật mình hỏi anh: Còn cái phòng làm việc của thầy… Cô toan vùng chạy đến đó… Thì anh kéo lại ôm cô vào lòng. Vỗ về cô rồi nhẹ nhàng nói. Phòng làm việc an toàn, có hai đồng chí của anh đang bảo vệ ở đó. Kẻ đột nhập tuy đã chạy thoát nhưng mà nó chưa vào được đó. Rồi anh nựng yêu cô. Em giỏi lắm. May mà báo bọn anh kịp thời. Anh hứa sẽ đảm bảo di chúc của thầy em sẽ được thực hiện. Lời hứa của một chiến sỹ công an nhân dân là hoàn toàn có thể tin tưởng. Cô an tâm rồi hình ảnh bi tráng trong giây phút cuối đời của thầy hiện lên. Cô đau xót, lòng cô qoặn lại. Rồi cô lại ngất xỉu trong tay anh. Trong giấc mơ cô thấy anh nhẹ nhàng đưa cô vào phòng ký túc rồi cùng đồng đội của mình làm nhiệm vụ. Khi cô tình dậy thì ngôi trường đã yên tĩnh trở lại, các lớp sinh viên vẫn học bình thường. Nghe nói thầy được đưa về một vùng quê xa xôi để an táng cùng tổ tiên. Vợ và con thầy là người choáng và sốc nhất khi bất ngờ biết toàn bộ tài sản của thầy được giao cho chú Trần Thành Toàn phục vụ công tác từ thiện. Tuy bên công an không tìm ra bằng chứng thầy bị hại mà chỉ kết luận do bất cẩn, trượt chân nên thầy tự lao vào dây thòng lọng. Họ còn để ngỏ khả năng thầy tự sát. Vì quyết định thầy được cho về hưu thật sự đã ra một đòn chí mạng với thầy. Rời khỏi ngôi trường này với thầy là rời khỏi sự sống. Nhưng cô biết, chỉ có khả năng là tai nạn trong lúc thầy dọa gia đình hoặc bị người nhà thuận gió đẩy thuyền đưa thầy vào cõi chết thôi. Thầy không thể tự tìm đến cái chết khi chỉ nhắn gửi cô một câu: Thầy hiểu những khó khăn trò đang trải qua, nhưng nếu có điều kiện thầy vẫn nhờ con giám sát việc thực hiện quỹ từ thiện của thầy. ….
Chương XII: Thực hiện lời hứa thiêng…
Cũng đã hơn một năm kể từ ngày thầy đi xa, cô mới có dịp đến bệnh viện này. Nơi đây có trọn vẹn lời ủy thác của thầy Trần Thành Nam dành cho cô. Ở cổng sau của bệnh viện này, là tiện may ba lô khá khang trang của cháu gái thầy. Ngôi nhà ba tầng với mặt tiền 5m có vẻ như rất thoải mái với một cô gái hơn hai mươi tuổi. Hiệu may của bạn ấy có 1 người phụ giúp. Bạn ấy là một cô chủ nhỏ. Cô lân la chuyện trò và hỏi chuyện. Được biết tuy cô may đẹp, nhưng không lãi và đông khách lắm. Vì cô mua nguyên liệu tốt, may cẩn thận nên giá thành bị đẩy lên cao. Cô không cạnh tranh được với hàng Trung Quốc giá rẻ, màu sắc sặc sỡ dù ai cũng biết nó độc hại. Thu nhập chính của Loan – cháu thầy dựa vào việc cho thuê hai phòng trên tầng ba. Còn cô, cô tò mò xem xét kỹ càng các sản phẩm của Loan. Cô hỏi Loan về chi phí tăng lên bao nhiêu nếu cô đặt in logo, chữ vào ba lô. Vì trong đầu cô đang nghĩ. Có thể cô sẽ biến những chiếc ba lô tuyệt vời này thành món quà khuyến học cho các bé sinh ra ở viện Nhi. Vậy là một công đôi việc. Lại đúng tâm ý của thầy Trần Thành Nam khi xưa. Rồi cô cũng chuyển lời xin lỗi của thầy với cô ấy. Cô ấy chỉ khóc và nói: Thật ra tớ không giận gì thầy cả. Tớ trốn thầy vì không muốn thầy vì tớ mà bị giảm uy tín trong trường. Con đã vậy, đến cháu là tớ cũng như vậy… Nước mắt cô rơi lã chã. Chắc cô thương Thầy lắm. Tội nghiệp cho hai bác cháu họ. Mà cái bạn Trần Thành Loan này cũng kỳ ghê. Đúng là cháu gái thầy có khác, tính tình cũng giống thầy.Chỉ biết nghĩ đến người khác mà thôi. Một việc đã xong.
Cô đang băn khoăn đi gặp chú Trần Thành Toàn ở khoa sản. Rồi cô nhìn thấy sơ đồ bệnh viện ở cồng. Cô thấy vị trí phòng trưởng khoa sản. Cô nhanh nhẹn phóng mình lên lầu ba của tòa nhà. Cô đúng là dân thể thao có khác. Rất nhanh nhẹn và dẻo dai. Suýt nữa cô lao vào phòng trưởng khoa nhưng mà cô sững lại. Ngồi ở vị trí trưởng khoa là một vị bác sĩ nữ rất trẻ và xinh đẹp. Cô đang miệng chữa Ô, mắt chữ a, ấp a ấp úng khi vị bác sĩ trẻ và xinh đẹp này bỏ kính xuống, thôi viết lách vào bệnh án và nở một nụ cười rất dịu hiền với cô nói: Em bị làm sao? Chị có thể làm gì giúp em! Cô gãi đầu gãi tai nói: em không sao, dạ… dạ em muốn hỏi thăm người ạ… Vị bác sĩ vẫn tươi cười, rồi mắt cô lóe sáng. Nụ cười rạng rỡ hơn, cô ấy đứng bật dậy chạy ra. Hóa ra người phụ nữ cô vừa vượt qua ở cầu thang là mẹ của cô ấy. Cô ấy rất vui và xúc động nghẹn ngào đón nhận dây sữa cô gái Hà Lan mà mẹ cô ấy đem cho, kèm lời dặn: Con phải bồi dưỡng sức khỏe cả thức đêm vì trực nhiều mau bị già, sẽ bị chồng chê…. Cô ấy nũng nịu ôm mẹ vào lòng. Rồi cô ấy gọi điện nhờ cấp phó thay cô làm nhiệm vụ trực ban vì cô ấy bận tiếp khách quan trọng…. Rồi cô ấy kéo người mẹ tuyệt vời ấy vào phòng và không quên quay ra bảo với cô: Em muốn hỏi thăm ai thì sang phòng hành chính nhân sự hỏi nhé. Rồi cô chỉ sang phòng gần đó. Cửa đóng, nghe nói cán bộ đi họp. Cô nhảy chân sáo xuống cầu thang. Lòng cô vui vui vì tình mẫu tử thật thiêng liêng và cao quý. Cô vừa được chứng kiến một khoảng khắc rất đẹp của tình mẫu tử. Cô ấy có một người mẹ tuyệt vời. Lại yêu thương cô nhiều đến vậy. Chả trách mới trẻ vậy mà cô đã làm trưởng khoa. Mà chú Toàn giờ ở đâu, việc thực thi quỹ từ thiện của thầy Trần Thành Nam đến đâu rồi? Ở cái bệnh viện lớn này, cô chưa thấy một chút bóng dáng nào của ngôi trường cô từng học theo ý nguyện của thầy Nan cả.
Tai nạn bất ngờ ….
Vẫn chưa đến giờ thăm thân, vì thế cô vẫn ngơ ngẩn nơi cổng bệnh viện suy nghĩ mông nung. Bất ngờ, xịch … queng … ái … Rồi tiếng người la lên: Có tai nạn rồi. Gọi cấp cứu ngay. Trong vô thức cô thấy một người phụ nữ trẻ, xinh đẹp có vẻ quyền quý cố oằn mình che cho cái bụng bầu của mình để không bị va chạm giữa ô tô buýt, xe máy và người đi bộ. Một chiếc xe đằng sau lao tới, chị ấy trong tư thế một mũi tên đâm thẳng đỉnh đầu vào cột đèn đường. Mấy tên thanh niên cởi trần, đầu không đội mũ bảo hiểm nhanh chóng tẩu thoát. Để lại hiện trường là hai người phụ nữ, một từ bệnh viện đi ra, một từ xe buýt đi xuống nằm bất động. Tiếng kêu cấp cứu … cấp cứu. …
Các bác sĩ, y tá khẩn trương lao ra như chạy loạn. Tai nạn ngay cổng bệnh viện. Người phụ nữ mang thai được đưa lên bàn đẩy. Trời ơi! Chị ấy giống cô Hoài – cô giáo của cô tại trường đại học Thương Mại quá! Cô cũng lao ra như mũi tên. Cô ơi!... Nhưng mà cô mới gặp cô Hoài cách đây bốn tháng, cô ấy không thể là người phụ nữ đang chuẩn bị sinh này. Cô sững lại. …. Bác sĩ trưởng khoa sản nhanh chóng xuất hiện và gạt cô sang một bên. Đưa ống nghe kiểm tra thai nhi rồi ra lệnh chuẩn bị phòng mổ gấp để cứu lấy đứa bé không sẽ không kịp. Cô có dịp nhìn gần hơn người phụ nữa ấy, rõ ràng là trẻ hơn cô Hoài. Chị ấy đến tháng sinh mà rất đẹp. Bình thường chắc là một mỹ nhân nổi tiếng đất kinh thành. Cô đang định quay đi dành chỗ cho các y bác sĩ vừa túa ra. Tiếng dõng dạc của bác sỹ trưởng khoa: Đưa gấp nạn nhân vào phòng mổ. Nạn nhân tiếp theo! Mọi người hướng sụ chú ý đến người phụ nữ khoảng sáu mươi đang nhợt nhạt, cứng đơ tại cổng bệnh viện. Trời ơi! Mẹ! Chị bác sĩ trưởng khoa thất thanh kêu lên. Bất ngờ theo bản năng. Chị quay xuống bệnh nhân: Con này, sao mày đâm chết mẹ tao. Sao tao phải cứu chữa mày… Rồi chị đau đớn cởi bỏ chiếc áo Blu trắng muốt bỏ xuống đất và nói: Ta không là bác sĩ nữa, ta muốn là con người. Chị hốt hoảng chạy ra chỗ người mẹ yêu thương vừa vượt một chặng đường xa đến thăm cô. Chỉ để dúi vào tay cô một dây sữa. Dặn dò cô giữ gìn sức khỏe và sắc đẹp cả chồng cô chê! … Thế mà giờ mẹ cô đã hôn mê bất tỉnh trong tay cô. Mặc cho cô gào khóc. Nước mắt rơi lã chã trên khuân mặt xinh đẹp như những hạt chân châu. Một số y tá cũng bỏ mặc nạn nhân thứ nhất chạy theo xem tình trạng của mẹ bác sỹ trưởng khoa lớn nhất của bệnh viện này thế nào. Có người còn hất mạnh cánh tay bấu víu cầu xin cứu chữa của nạn nhân để chạy ra chỗ mẹ bác sĩ trưởng khoa. Kèm theo câu nói: sao mày dám va chạm với mẹ của trưởng khoa? Mày hãy chết đi... Khiến đôi mắt chị nạn nhân càng trở nên vô vọng, thất thần. Cô cố túm cô ta lại vì cách cư xử thô lỗ và vô trách nhiệm với một nạn nhân đang rất nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng mà cô ta khá khỏe, chạy vọt ra xa phía cô, lao đến cổng bệnh viện. Nơi một người phụ nữ trung niên vẫn đang cứng đơ, nhợt nhạt và mặt lạnh tanh. Trong móng tay cô là một đoạn da dài của chị y tá thô lỗ. Chắc cô ấy tranh thủ muốn lấy lòng xếp đây mà. Đúng là trò đời! ….
Chương IV: Tình huống hỗn loạn tại cổng bệnh viện phụ sản trung ương.
Cô thấy người phụ nữ đang thoi thóp trên bàn đẩy thật đáng thương. Cô hét lên, trời ơi! Đưa chị ấy vào phòng mổ mau. Các y tá đang thoáng một chút chần trừ vì họ cũng muốn lo lắng cho tình trạng mẹ bác sỹ trưởng khoa và cũng muốn lấy lòng …xếp. Chị ấy chợt túm lấy tay cô, nhìn thẳng vào mắt cô nói giọng cầu khẩn: Đứa bé không có tội,… xin hãy cứu nó! ….Rồi lăn ra bất tỉnh.. Chị y tá tốt bụng vẫn đứng ở phía đầu của nạn nhân kiểm tra và xác nhận nạn nhân đã tử vong. Rồi ra lệnh đưa chị ấy vào nhà xác để đợi xác nhận danh tính. Cô không thể tin được người phụ nữ xinh đẹp này lại ra đi vội vã như vậy. Bất giác cô sờ vào bụng chị ấy.
- Trời ơi, cô hét lên!...
- Đứa bé vẫn còn sống! …
- Xin hãy cứu lấy đứa bé. …
Cô cảm nhận được một sinh vật bé nhỏ đang động cựa trong lòng bàn tay mình. Phải rồi, chị ấy chở dạ và đến đây để sinh em bé. Chỉ một ít phút nữa thôi là sẽ có một sinh mạng được ra đời.
- Tại sao,tại sao lại đưa chị ấy vào nhà xác?
- Phải đưa chị ấy vào phòng mổ để cứu đứa bé chứ?
- Các người là bác sĩ cứu người hay là giết người hả?
- Lời thề Hy- pol-glat các người để đi đâu?...
- Cô hét lên!
Và ngăn điều ấy lại. . Nhưng mà chị y tá tốt bụng lúc nãy lắc đầu trong nghẹn ngào.. Đây là luât. Có bác sĩ từng vẫn cho mổ, và đã bị kiện. Ở trong tù lại đánh nhau, giờ vẫn ở tù…
.- Cô gào lên! Luật gì mà tàn nhẫn thế?
- Rõ ràng đứa bé vẫn sống!
- Đó là một sinh mạng! ….
Chị y tá tốt bụng thoáng lưỡng lự trước lời nói và sự kiên quyết cũng như tầm ảnh hưởng của cô tỏa ra.
Chị nói: Nạn nhân chưa xác định được danh tính. Không có người nhà bệnh nhân. Chị có gào thét thế nào? Không ai dám làm đâu. Họ sợ bị kiện, sợ bị bệnh viện đuổi việc …. Và dù có cố cứu đứa bé ra, thì ai là người chịu trách nhiệm?Trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng mười trẻ bị bỏ rơi. Ai sẽ là người chịu trách nhiệm về đứa bé. Rồi ra hiệu cho mấy y bác sỹ thực tập và kiến tập đẩy xác nạn nhân vào nhà xác.
Hình ảnh đôi mắt to đen cầu khẩn của người phụ nữ trước khi nhắm mắt xuôi tay hiện lên. Cô quỳ sụp xuống cầu xin chị ấy cứu sống đứa bé, cô sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về đứa bé này. Trời ơi! Đứa bé lại động đậy trong lòng bàn tay cô. Cô gào lên, em xin chị đấy. Phải nhanh lên, nếu không sẽ không kịp. Em sẽ là người chịu trách nhiệm về tất cả những việc này. Thấy việc cầu khẩn không có mấy tác dụng. Cô chụp vội chiếc áo Blu của vị trưởng khoa sản vứt tại nơi đó. Nhanh như cắt cô mặc vào ra ra lệnh đưa nạn nhân vào phòng mổ gấp. Một số y tá tập sự vừa chạy ra tiếp ứng không hiểu đầu cua tai ngheo gì. Cô lại quát! Đem vào phòng mổ để cứu đứa bé ngay! Có tiếng phản đối vì như thế là sai nguyên tắc. Bệnh nhân lúc này đã tử vong. Việc mổ bệnh nhân để cứu đứa bé lúc này tuy là vì mục đích nhân đạo nhưng mà đã vi phạm pháp luật. Việc mổ xác tử thi mà không được sự đồng ý của người thân có thể bị người thân của bệnh nhân kiện! …. Nhưng mà luật lá gì chứ? Trong mắt cô chỉ là một sinh mạng đang chuẩn bị chào đời. Nếu để cứu sống một sinh mạng bé nhỏ và vô tội mà phải đi tù thì cô cũng xin chịu. Cô vỗ ngực bôm bốp để dọa mấy y tá mặt mũi non choẹt vừa mới chân ướt chân dáo bước chân vào bệnh viện và dõng dạc: Tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc này. Tội nợ đâu tôi xin chịu hết. Và cô vẫn cố giữ vẻ oai nghiêm và hùng dũng của một trưởng khoa: Chỉ thẳng tay vào mặt cô y tá đó quát đe lẹt: Ở đây tôi là trưởng chứ không phải là cô nhé! Đừng có mà tranh quyền đoạt chức với tôi …. Họ sợ rúm, thấy trên bảng tên trên áo Blu có chữ trưởng khoa to tướng. Thì hốt hoảng hò nhau đẩy nạn nhân vào phòng mổ. Vì là lệnh của trưởng khoa mà, hơn nữa tình huống đang rất cấp bách. Sau khi giao lại áo Blu của trưởng khoa cho chị y tá tốt bụng lúc nãy. Và cảm ơn chị đã không nói ra việc cô mạo danh trưởng khoa ra lệnh mổ. Chị ấy im lặng một chút , nhưng đôi chân mày chị giãn ra. Chắc lòng chị ấy cũng được thanh thản nếu đứa bé được cứu sống. Rồi chị nói: em không cần cám ơn chị, nhưng mà em sẽ gặp nhiều rắc rối về việc này đấy! …
Chương XV: Thiên thần chào đời
Cô mặc kệ, giờ cô lo đứa bé có an toàn không? Cô tất tả chạy ra cửa phòng mổ. Một y tá bước ra nói: người nhà nạn nhân ra ký tên đồng ý mổ tử thi. Cô run rẩy, vừa mạo danh là bác sĩ trưởng khoa, giờ lại mạo danh là người nhà bệnh nhân sao? Chị y ta lúc nãy đã đứng ở bên dùng cùi trỏ huých nhẹ làm cô tỉnh táo trở lại đặt bút ký roẹt một cái. Cô y tá trở lại phòng mổ. …
Lúc này cô mới toát mồ hôi hột. Trời ơi nạn nhân không danh tính. Tư trang bị mất hết trong vụ hỗn loạn. Cô sẽ nuôi đứa bé thế nào đây khi cô vẫn chỉ đang là một sinh viên đại học tại chức sống dựa vào gia đình. Và cô ý tá vừa bị cô mạo danh mắng te tua vào mặt giờ phát đơn kiện cô. Bệnh viện yêu cầu cô nộp tiền phí để chị ấy vào nhà xác. Nếu mà thiêu ngay thì tội cho gia đình chị ấy quá. Vừa sáng vẫn là một con người xinh đẹp mà tối đã là một lắm tro. Cô muốn để chị ấy vào nhà lạnh. Nhưng mức phí là 3 triệu cô lấy đâu ra. Còn tiền sữa nuôi đứa bé nữa. Cô bắt đầu lo lắng đi đi lại lại dọc hành lang cửa phòng mổ.
Chị bác sĩ trưởng khoa đã định thần trở lại cũng lo lắng không kém ở bên ngoài hành lang. Ở cái vị trí cao này, xung quanh chị thiếu gì những cặp mắt ghen tị. Chỉ cần chị sơ sẩy mắc lỗi là họ tóm lấy. Huống hồ là tình huống khi nãy cô ấy bỏ chạy khi đang cấp cứu nạn nhân. Tình huống này gia đình nạn nhân có thể kiện về sự vô trách nhiệm của các y bác sĩ. Cô nhẹ nhàng hỏi nhỏ: mẹ chị có làm sao không ạ? Mặt chị ấy ứa lệ nói trong nghẹn ngào: vẫn đang hôn mê bất tỉnh. Khổ thân người phụ nữ nhỏ bé và xinh đẹp này. Chỉ ít phút trước đây cô khâm phục và ngưỡng mộ sự thành công và hạnh phúc mà chị ấy có. Thế mà chỉ trong nháy mắt, cả hai thứ đó đang sẵn sàng tuột khỏi tay chị. Cô an ủi chị, chị đừng sợ! Có gì em sẽ giúp chị. Cô và chị cùng cười. Hơn ai hết chị ấy hiểu rất rõ cô chẳng phải là người thân gì của nạn nhân cả. Ngay chính cô cũng đang đối mặt với mức án tù hoặc mức nhẹ nhất cũng là án treo. Đấy là quy định của pháp luật. Cô đang rối bời thì chị y tá tốt bụng khi nãy cười tươi tỉnh ấn vào tay cô một đứa bé tím tái còn hôi mùi máu. Và nói chị vừa nói sẽ chịu trách nhiệm về đứa bé này, vậy thì chị chịu đi!
Chương XVI: Sự cố giảm nhiệt
Ôi đứa bé vừa nãy đây ư! Một thiên thần nhỏ. Cô nhẹ nhàng ôm nó vào lòng. Một cảm giác sung sướng và tự hào được làm mẹ trào lên trong lòng. Cô thấy hạnh phúc quá. Cô thơm bé mấy cái trong hạnh phúc tràn đầy. Nhưng mà hỡi ôi! Đứa bé lạnh ngắt. Cô hốt hoảng gọi các y bác sĩ. Câu trả lời lạnh tanh của chị y tá là: vì chị nhà đã tử vong trước khi đứa bé được ra đời nên thân nhiệt bé rất thấp. Hiện nồng ấp điện tử của bệnh viện đã hết. Nếu chị đồng ý thì chúng tôi khởi động lông cơ, năm mươi nghìn một ngày và ba mươi phút sau sẽ có. Đứa bé có sống được hay không là do số phận của nó. Còn chị, chị chuẩn bị trả lời chất vấn trước hội đồng kỷ luật bệnh viện. Cô mặc kệ. Cô chỉ cần đứa bé sống. Nó là một sinh mạng, một cơ thể sống và là một con người. Cô đồng ý chờ có lồng cơ.
Chị y tá khi nãy hướng dẫn cô cách ấp bé để tăng thân nhiệt cho bé. Chị nói trong buồn phiền: đứa bé sống hay không phụ thuộc vào chúa!!! … Cô thì không thể để đứa bé chết. Vì nó mà cô sắp phải đối mặt với án tù. Vì nó mà cô đang rơi vào một mớ rắc rối chỉ để cứu sống đứa bé. Nếu không may đứa bé chết. Gia đình nạn nhân sẽ tức giận vì người thân của họ đã chết mà bệnh viện còn tự ý mổ xác nạn nhân. Chẳng cứu được ai, chỉ làm họ thêm đau lòng với hai cái xác. Họ chắc chắn sẽ kiện bệnh viện vì việc làm trái pháp luật này. Và cô là người phải chịu trách nhiệm tất cả điều đó. Cô không thể để nó chết. Số phận của cô giờ gắn liền với số phận nó. Cô ôm ấp thân thể nhỏ bé của bé vào lòng mong hơi ấm từ cơ thể của mình truyền vào người bé. Và đứa bé tăng nhiệt lên thật. Chị y tá mừng rỡ giơ cặp nhiệt độ lên cho cô xem và tuyên bố: đứa bé đã vượt qua nguy hiểm. Chị có cần lồng ấp nữa không ạ? Cô nói có chứ, cô muốn bé sẽ được hưởng những gì tốt nhất mà cô có thể làm. Hơn nữa, cô còn tranh thủ lúc bé ở trong lồng ấp để xuống phòng ăn cắm chứng minh thư vay tiền lo việc hậu sự cho mẹ của bé.
Chương XVII: Nạn nhân xấu số và những rắc rối
Vừa lúc ấy các y tá đẩy xác chị nạn nhân qua! Cô nghẹn ngào trước một gương mặt đẹp thánh thiện nhưng mà đã đi về cõi vĩnh hằng. Cô đưa đôii tay bé nhỏ của bé vuốt mắt cho chị ấy. Miệng lẩm nhẩm: Chị có khôn thiêng xin chị hãy run rủi cho em tìm được gia đình của chị. Trông chị có vẻ giàu có, đứa bé sẽ có một cuộc sống tốt hơn khi ở với em. Rồi ôm bé vào lòng, tội nghiệp bé quá. Có một người mẹ tuyệt vời như vậy mà không được hưởng phúc. Cô cũng thương chị, vất vả mang thang chín tháng mười ngày mới sinh ra một đứa bé đẹp như thiên thần. Vậy mà chị chưa một lần được nhìn thấy bé. Cô quyết đoán nói họ đưa xác chị ấy vào phòng lạnh. Cô tin tưởng sẽ tìm được gia đình của chị ấy, có thể là đăng báo, lên truyền hình hay dán tờ rơi, nhờ bên công an xác nhận vân tay…. Cô muốn đứa bé đã sớm thiệt thòi vì mất mẹ này sẽ được hưởng tình yêu thương của người thân ruột thịt như của bố, của bà, của ông ….
Cô cũng lên kế hoạch nếu trường hợp xấu nhất cô không tìm được gia đình bé và cô bị đi tù. Dù điều này khó xảy ra, vì cô nghĩ việc một người phụ nữ đến ngày sinh mất tích sẽ làm cả gia đình đến bệnh viện tìm kiếm. Và bây giờ là thời đại công nghệ thông tin. …. Còn trường hợp của cô tuy sai nhưng mà vì mục đích nhân đạo, cứu sống một mạng người. Nên chắc cô sẽ chỉ bị mức phạt án thấp nhất là tù treo. Và nếu cô tìm được gia đình nạn nhân sớm. Họ chỉ cần ký tên đồng ý là cô được an toàn. Trong trường hợp cô bị đi tù, cô cần người bảo trợ cho đứa bé, đảm bảo đứa bé sẽ không bị cho làm con nuôi. Bởi vì cô biết nếu không tìm được gia đình ruột thịt của bé thì cô sẽ là người tốt nhất với bé. Cô cần nhờ người xin bảo lưu kết quả học tập. Cô không thể không có nổi một tấm bằng đại học được. Cô bắt đầu thấy hoang mang và lo lắng cho một tương lai đang mờ mịt trước mắt.
Chương XVIII: Người Dì bất nhân
Lúc này Dì cô hốt hoảng chạy ra và yêu cầu cô vứt bỏ đứa bé vì bản thân cô không nuôi được lại còn đem đứa bé về nuôi làm khổ cả gia đình. Khi cô kiên quyết từ chối vì đây là việc của cô, không liên quan gì đến Dì. Dì không tiếc lời rủa xả cô vì sự ngu ngốc của mình. Rồi Dì lại ngon ngọt dụ dỗ cô đưa đứa bé mà cô đang phải mạo hiểm cả danh dự và nhân phẩm cho Dì, để Dì đem vứt vào một chỗ không ai nhìn thấy?! Dì thật nhẫn tâm! Cô không còn chịu được nữa mà hét lên. Nước mắt cô ậc chảy ra. Cô tiếp: Đứa bé là một con người, sao Dì lại có thể làm như thế? Cháu sẽ nuôi nó mà không cần nhờ đến sự giúp đỡ của Dì. Giống như việc cháu học sang năm hai đại học mà không nhận một đồng giúp đỡ của Dì vậy.
Nhớ hồi cô đỗ đại học, cô vui mừng khôn siết. Những lỗi hổ thẹn vì từng là một học sinh nổi tiếng mà không đỗ nổi đại học. Lỗi hổ thẹn và đau khổ vì chỉ là một sinh viên trung cấp giờ đã qua. Giờ cô có thể ngẩng cao đầu tiến về phía trước. Vậy mà trước mặt cô, Dì giả tạo cho cô 100 nghìn gọi là chúc mừng cô. Thế mà sau lưng cô, cả hai vợ chồng Dì ra sức thuyết phục mẹ cô không cho cô đi học đại học. Họ còn ngon ngọt dụ dỗ mẹ: chỉ cho cô thi đại học, đỗ đạt để gọi là bằng anh bằng em thôi. Chứ học làm gì cho tốn tiền? Họ lo sợ việc cô đi học đại học sẽ xin tiền họ? Nếu họ nghĩ như vậy là tốt thì sao họ không làm như vậy với con cái của họ? Họ ghen tị vì nghĩ cô là loại xấu xa, nhà quê, mồ côi mồ cút mà cũng học đòi đại học ngang bằng với con họ thì có!? Họ ghen tị với thành tựu của cô? Họ muốn gây xung đột trong gia đình cô, làm cô giận mẹ và yêu thương Dì hay sao? Cô ghét tất cả điều ấy. Thứ gì động đến việc học tập và tiến thân của cô là cô căm ghét nhất…
Dì làm nghề chuyên nạo phá thai. Chắc vậy nên sinh mạng của một con người trong mắt Dì không bằng một con chó, con mèo. Mà không phải do nghề nghiệp, mà đấy là bản tính của Dì. Năm xưa, cũng tại chính bệnh viện này. Dì đã rất nhẫn tâm xui mẹ cô vứt bỏ cô đi, vì cô là con gái! Mà mẹ cô đã có ba cô con gái rồi! Dì có nghĩ gì đến tình huyết mủ đâu mà chỉ nghĩ đến cái lợi của một đứa con trai mang lại. Dì còn đem đổi cô lấy một đứa bé trai về cho mẹ cô nuôi. May mà mẹ cô kiên quyết từ chối. Vì dù sao cô cũng là đứa con do mẹ cô dứt ruột đẻ ra. Và mẹ rất thích câu: Tam nam bất phú, tứ nữ bất bần. Mẹ tin tưởng đứa bé này sẽ giúp mẹ không bao giờ nghèo khó. Đấy là niềm động viên tinh thần lớn của mẹ. Khi mà chồng mẹ, tức bố cô đã qua đời. Vậy mà Dì còn cho hành động và suy nghĩ của Dì là khôn ngoan?! Thật là người mà không phải là người.
Thuyết phục cô không được, Dì thuê xe ôm đóng giả làm cha của đứa bé để đem đứa bé đi vứt bỏ. May mà cô tỉnh táo đã phát hiện ra. Một cô gái xinh đẹp, rất trí thức và sang trọng kia không thể làm vợ một con người khốn khó, nhếch nhác như một gã đồ tể như thế được. Trên đầu anh ta còn nguyên cái mũ bảo hiểm sứt mẻ, vẻ mặt lạnh tanh, không cảm xúc và vô học. Cô chắc chắn gã đó không thể là chồng của chị nạn nhân xấu số. Nhưng việc hắn mạo nhận là cha đứa bé là ở trong âm mưu nào? Sau vài câu chất vấn và dọa nạt việc giao nộp anh ta cho công an. Thì người đàn ông khốn khó ấy tay chân run lẩy bẩy chỉ thẳng vào mặt Dì và nói: Bà ấy thuê ta đem vứt đứa bé xuống cống! Cô không thể tin tưởng được cái khuân mặt sạch sẽ, lý lịch trong sạch, chồng là bộ đội cấp cao, nhà giữa trung tâm Hà Nội mà lại tàn nhẫn và bất nhân đến vậy. Cái bộ mặt đạo đức giả của Dì rơi toẹt xuống đất trong hành lang bệnh viện. Cô nhìn Dì thảng thốt, và thẳng thắn nói thẳng vào mặt gì: Đứa bé là một con người. Dì làm vậy là tội giết người, sẽ rơi vào khung hình phạt từ 12 năm tù giam đến tử hình…. Sao Dì không cố sống có phúc để lại đức cho con Dì? Đứa bé khóc oe oe. Cô ôm nó vào lòng. …
Cô cảm thấy cô có số phận thật giống nó. Năm xưa mẹ cô đã sinh ra cô ở bệnh viện này khi bố cô đã qua đời. Và Dì từng tìm nhiều cách để vứt bỏ cô. Hôm nay cũng chính tại bệnh viện này. Cô đã cố hết sức mình để cho ra đời một con người. Mạo hiểm cả tương lai của mình. Thế mà Dì lại tìm mọi cách ghiết hại đứa bé! Vì sao ư? Chuyện vinh nhục của cô với đứa bé liên quan gì đến Dì? Nếu cô đói khát và chết đói liệu gì có cho cơm ăn? Sao Dì lại tàn nhẫn vậy? Cô buồn quá, gia đình cô thật tệ. Nếu không tìm được gia đình của đứa bé, cô sẽ bán phần đất thừa kế của mình đi đến một nơi xa. Nơi người ta mặc nhiên thừa nhận đứa bé là con của cô. Cô sẽ làm tất cả để đứa bé có một cuộc sống tốt đẹp. Cô cảm thấy đứa bé đang dần gắn liền với sinh mệnh của cô. Cô đang làm mẹ. Một trách nhiệm lớn lao nhưng cũng thật cao quý. Giây phút có người phụ nữ đi qua nói: Ôi bé con chị này xinh quá làm cô hạnh phúc nghẹn ngào. Con cô đấy, con của cô đấy. Tuy không mang nặng đẻ đau nhưng cô là người đã sinh ra nó. Hậu quả của việc sinh ra nó này là cả hội đồng kỷ luật đang tập họp ở phòng hợp để đưa cô gia tòa về tội mạo danh và lừa dối và xúc phạm. Nếu tội danh được thành lập cô phải đối mặt với án tù, hay nhẹ nhất cũng là bị án treo. Tương lai cô sẽ mờ mịt. Lý lịch của cô sẽ đen ngòm. Vì người ta chẳng bao giờ tìm hiểu vì cứu sống một sinh mạng nhỏ bé và vô tội mà cô phải đi tù. Người ta chỉ biết cô bị đi tù. Chỉ biết cô là người có tiền án tiền sự mà thôi. Nhưng chưa một giây phút nào cô hối hận. Cô hiểu sâu sắc ý nghĩa của một sinh mạng. Cô nghĩ mình đã làm đúng. Dù cô phải chịu hậu quả thế nào chỉ cần cô nghĩ đó là lẽ phải, là chính nghĩa. Cô sẽ vẫn làm mà không hề hối tiếc.
Chương IX: Tình nhân ái bao la và vấn đề tiền bạc
Sự sống được nảy sinh từ cõi chết. Từ xác người phụ nữ xinh đẹp và cứng đơ kia đã cho ra đời một sự sống tuyệt vời trong vòng tay cô. Cô không coi đứa bé là ghánh nặng. Mà cô coi đó là một món quà vô giá của số phận. Một món quà tuyệt vời mà người phụ nữ xấu số kia không được hưởng. Cô trân trọng món quà này từ trong sâu thẳm xương thịt. Đứa bé là của cô, cô nhất định không trao nó cho ai trừ bố đẻ của nó. Vì với bố đẻ của đứa bé, cô không có tư cách tranh giành. Hẳn cả cuộc đời này anh sẽ chăm lo cho đứa bé và hồi tưởng về người phụ nữ tuyệt vời kia.
Cô ý tá đi ra, từ phòng xác và nói giáo hoảnh:đề nghị gia đình bệnh nhân nộp viện phí mổ đẻ gấp. Cô tái mét mặt mày, trời ơi, cô làm sao có đủ số tiền lớn đó bây giờ. Chị gái cô vừa mổ đẻ hôm qua, có cả bảo hiểm xã hội mà mất 2,8 triệu đồng. Trong người cô có hơn triệu bạc. Mà đứa bé sẽ ăn bằng gì, vì cô làm gì có sữa? Cô ấp úng hồi lâu, thì chị y tá sỗ sàng: Nhà chị này có thanh toán tiền mổ đẻ không để chúng tôi báo cáo lên lãnh đạo bệnh viện. Rồi xử lý luôn cùng tội mạo danh của chị đây? Cô rụt rè hỏi chị ấy: hết bao nhiêu tiền ạ? Chị ấy nói hết 640. 000 đ. Chị ấy còn càu nhàu thuyết giảng: Các bác sĩ đã rất vất vả thực hiện ca mổ, cứu sống đứa bé theo yêu cầu của chị. Chị không thể không thanh toán số tiền ấy. … Cô mừng rỡ, em sẽ trả ngay. Em tưởng hết nhiều thì phải xuống dưới phòng ăn vay lãi. Mà sao hết ít thế hả chị? Vì chị gái em cũng mổ đẻ, có cả bảo hiểm y tế mà hết 2,8 triệu! Cô y tá đếm đủ tiền, yêu cầu cô ký tên và nhỏ nhẹ ôn tồn. Vì chị ấy đã tử vong nên không có chi phí hậu phẫu sau mổ đẻ. Rồi chị lặng lẽ làm tiếp công việc của mình. …
Làm trong cái bệnh viện phụ sản lớn nhất của cả nước. Hẳn chị đã chứng kiến không biết bao sự ra đời và cả những cái chết bi thương. Nhưng mà các chị còn nguyên những giọt nước mắt xót thương cho số phận người quá cố. Họ đều có lòng ngưỡng mộ với cô, lo lắng cho tương lai của cô và đứa bé. Họ đều muốn giúp đỡ cô. Cô thầm cảm ơn họ, nhờ sự hậu thuẫn bằng sự im lặng của họ mà đứa bé được chào đời.
Chị y tá thông báo cho cô nộp lệ phí để nạn nhân vào phòng lạnh. Trời ơi, trong túi cô còn có mấy trăm nghìn đồng. Còn tiền mua sữa cho bé nữa. Cô thì đang cố giữ ấm cho bé, làm sao giám đem bé xuống tận phòng ăn của bệnh viện làm thủ tục vay nóng tiền? Các y bác sĩ dục dịch kéo nhau vào phòng họp để xử lý kỷ luật và khởi kiện cô. Cái đầu cô muốn nổ tung. Nhưng cứ nhìn xuống một thiên thần bé nhỏ đang ngủ thiêm thiếp trong vòng tay cô. Cô lại thấy trong người tràn đầy sinh lực. Trí óc cô minh mẫn lạ thường. Cô sẽ tìm được gia đình cuả đứa bé và thế là mọi chuyện sẽ được giải quyết. Cô tin là vậy. Còn mấy phút nữa nồng ấp sử dụng được, cô sẽ đi cắm giấy tờ tùy thân để vay tiền trả phí để xác chị ấy trong nhà lạnh. Rồi tất cả sẽ ổn thôi.
Chuyện tình thầm lặng với Anh Dũng ….
Ah mà cô sẽ gọi cho anh Dũng bên công an, nhờ anh ấy giúp tìm kiếm thông tin về người phụ nữ đó. Và giúp cô thoát khỏi án tù. Nếu có bị đi tù thì anh ấy cũng sẽ giúp đỡ cô tối đa. Anh ấy là người tốt và cô từng giúp anh điều tra thông tin để phá án mà. Hơn nữa, nếu không tìm được gia đình đứa bé. Cô sẽ nhận bé làm con nuôi. Mà theo cô được biết theo luật xin con nuôi của Việt Nam, phải là hai vợ chồng xin mới được. Cô sẽ nhờ anh kết hôn trên danh nghĩa để đủ điều kiện nhận nuôi đứa bé. Cũng hơi ái ngại vì cô và anh chỉ là bạn bè. Nhưng mà anh cũng từng muốn hai đứa thành vợ thành chồng. Dù lòng hai đứa vẫn còn đớn đau vì bị phụ bạc. Một tình bạn sâu sắc. Cô đã từ chối anh, nhưng cô rất kính trọng và ngưỡng mộ anh. Một chút yêu thương trong cô không thể làm dịu đi cơn khát trong anh. Và anh xứng đáng được một cô gái yêu anh bằng cả tấm lòng. Cô gái ấy sẽ chắp thêm cho anh đôi cánh bay đến đỉnh cao danh vọng. Còn cô, cô chỉ là một cô sinh viên nghèo. Gia cảnh nhiều éo le. Lý lịch chính trị của cô không đẹp. Chính vì cái lý lịch đó mà cô đành bỏ dở giấc mơ khoác trên mình màu áo của một chiến sĩ cảnh sát nhân dân. Vì cô biết với cái lý lịch ông Nội bị vu là theo Pháp và chết trong tù của cộng sản. Bố thì phạm pháp và bị công an đánh trọng thương khi xét hỏi, đưa về nhà mấy ngày thì chết. Dù khi đó cô chưa chào đời. Nhưng lý lịch đảng viên luôn xét ba đời. Cô sẽ không bao giờ có thể tiến thân trong lực lượng công an. Dù từ nhỏ cô luôn thích trừ gian diệt bạo. Cô thích được là công an đi bắt bọn người xấu. Cô muốn cứu giúp người lương thiện. … Cô ao ước được đứng trong hàng ngũ những con người mạnh mẽ và tài giỏi ấy. Nhưng mà không được. Thế là cô ước trở thành một doanh nhân, và cô đang hiện thực ước mơ đó khi đang là sinh viên năm hai của Đại học Thương Mại.
Cô từng rất thương anh Dũng, muốn là một đốm lửa nhỏ sưởi ấm trái tim băng giá vì bị bội phản của anh. Nhưng mà lý lịch của cô sẽ bôi một vết nhơ trên con đường công danh sự nghiệp của anh. Vì thế cô chỉ là bạn của anh. Cô biết nếu được sống bên anh, cô sẽ rất hạnh phúc. Cô thầm ghen tị với người phụ nữ diễm phúc được làm vợ anh. Nhưng mà cô phải nén lòng mình lại thôi. Vì đứa bé này nếu thật sự cần. Cô sẽ nhờ anh giúp sức. Cả anh và cô đều rất thích làm điều nghĩa mà. Cô tin anh sẽ giúp cô.
Chương XI: Chuyện mẹ chồng nàng dâu
Tiếng la thất thanh trong phòng mổ. Bác sĩ đưa ra một đứa bé nhỏ xíu, đỏ lòm. Mặt mũi nhăn nhó khóc nga ..nga … nghe rất thảm. Bác sĩ phán một câu: Hết lồng ấp, không cứu được! Người phụ nữ già nua qụy sụp xuống. Đứa bé mới được sáu tháng rưỡi đã bị buộc phải chào đời vì mẹ bé bị ngã cầu thang. Nguyên nhân mẹ bé ngã là do bà mẹ chồng đáng thương này. Mong mãi chẳng có cháu nội. Bà đi cầu hết chùa này, đền kia. Con bà chạy chữa thuốc thang khắp nơi.Tốn kém không biết đâu mà kể. Rồi con dâu bà cũng có thai. Kết quả siêu âm là con trai. Cả nhà mừng vui khôn siết. Nhưng cô con dâu hơi lớn tuổi mới có bầu. Tính tình trở lên khó chịu. Mẹ chồng, nàng dâu ở nhà cãi cọ nhau. Nàng dâu đùng đùng bỏ về nhà mẹ đẻ. Mẹ chồng chạy theo kéo lại phán một câu xanh rờn: Để con cháu tôi ở lại rồi cô muốn đi đâu thì đi. Nàng dâu giằng ra, vì cái bụng bầu nặng nề mà trượt chân ngã xuống cầu thang. Đưa vào viện cấp cứu phải mổ gấp. Nhưng đứa bé sinh non, mới được sáu tháng rưỡi. Đã hết nồng ấp, rất khó có cơ hội sống. Một mạng mà thành hai, có khi là ba mạng ấy chứ! Em bé thì đã rõ. Bà mẹ chồng làm sao sống tiếp. Tuổi cao, sức yếu, làm sao chịu đựng được sự dày vò lương tâm khi chính tay mình làm chết đứa cháu cầu tự. Bà sao chịu đựng nổi sự dày vò của con dâu, con trai và gia đình bên thông gia? Con dâu bà vốn đã hiếm muộn. Nay lại phải mổ cấp cứu để sinh ra đứa bé này. Chịu đựng cú sốc này. Khả năng sinh tiếp là khá khó khăn. Những điều này đè nặng lên trái tim gia nua của bà. Bà không thể đứng vững. Cô còn phải u ấp cho đứa bé, không thể đỡ bà dậy. Cảnh tượng thật đáng thương!
Chị y tá tươi cười, nồng ấp của con chị đã được rồi. Rồi đưa tay đón bé và nựng yêu! Ui cha, bé được mẹ u ấp hồng hào nên trông thấy này. Nước mắt cô lăn dài, nước mắt của một niềm hạnh phúc xốn sang vì được làm mẹ. Cảm giác làm mẹ thật tuyệt. Thật lòng cô không muốn rời khỏi đứa bé một giây, một phút nào. Nhưng cô phải đi lo tiền trả phí ướp lạnh xác mẹ bé. Không bệnh viện sẽ làm lớn chuyện này mà xem. Vì khi cô đã trả phí mổ đẻ để cứu bé. Cô thấy có y tá xin ban lãnh đạo bệnh viện tha cho cô, vì cô đã trả phí đầy đủ. Và cô chẳng có quan hệ quen biết gì nạn nhân cả. Chỉ là việc làm nhân đạo để cứu sống một đứa bé thôi. Nếu gia đình bệnh nhân kiện cáo, thì cô ấy đã ký cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc này và cả đứa bé nữa. Nhưng đen đủi cho cô, người bác sĩ bị cô dọa nạt, quát tháo. Bắt phải đưa xác nạn nhân vào phòng mổ gấp, để cứu đứa bé đang còn cựa quậy trong bụng nạn nhân. Lại là con cháu của quan chức bệnh viện. Cô ta hóa điên vì cô chỉ là một tên vô danh tiểu tốt dám mạo danh trưởng khoa quát nạt cô. Bắt cô ta làm việc vi phạm pháp luật. Sự việc bị thổi bùng lên. Cô khó mà thoát thân an toàn qua vụ này. Thế nên làm được cái gì tốt, cô phải thật cố gắng để mong sẽ là tình tiết giảm nhẹ.
Mắt người phụ nữ già nua kia chợt lóe lên như có một ông sao từ bầu trời đêm rơi vào mắt. Vẫn tư thế ngồi sụp dưới nền đất. Bàn quỳ lê chân, bế cháu đi về phía cô. Bà quỳ sụp xuống và dập đầu lia lịa vào sàn gạch cứng. Miệng cầu xin cô nhường nồng ấp cho cháu bà. Xin cô hãy rủ lòng thương cái thân già tàn tạ này mà hãy cứu lấy đứa trẻ. Rằng bà không thể sống nổi nếu cháu bà qua đời trong tình huống này. Bà sẽ trả công cô bằng cả gia sản của mình, chỉ cần cháu bà được sống xót. Cô bất ngờ và sững sờ trước tình huống này nhưng không thể nói to để buộc bà dừng lại vì bé đang ngủ. Bà lại quỳ bò lê chân bấu vào quẩn cô để cầu xin. Đôi mắt thất thần và tội nghiệp của bà khiến cô ứa nước mắt. Giờ thì cô đã có thể đỡ bà dậy. Cô nhẹ nhàng cúi xuống và đỡ bà dậy. Rồi nói: Xin bà đừng làm thế kẻo cháu bị tổn thọ mất. Bà mẹ chồng như chỉ đợi có thế mắt tuôn chào lệ rơi. Tôi xin cô, xin cô hãy thương cái thân già này. Cứu lấy cháu tôi. Không thì con trai tôi về nó cũng sẽ giết chết tôi mất. Rồi bà lấy một tay đấm ngực thình thịch nói: sao cái thân già này không chết đi để cho cháu tôi được sống. Cô muốn lấy cái mạng già này tôi cũng cho. Xin cô hãy cứu đứa bé, đằng nào thì con cô cũng vượt qua cơn nguy hiểm rồi mà. Cô không nói nhẹ nhàng được nữa quát: Bà thôi ngay, cháu đã bảo là bà đừng làm vậy rồi mà. Bà đứng lên đi rồi nói chuyện. Bà già được thể: Cô không đồng ý thì tôi cứ quỳ ở đây đến chết cùng cháu tôi. Cô dịu giọng, thôi được rồi. Cháu đồng ý. Nhưng bà có thể cho cháu vay tạm 3 triệu để làm thủ tục đưa mẹ đứa bé này vào nhà xác lạnh không? Mấy cô y tá đang giục quá mà cháu mắc kẹt đứa bé này chưa chạy đi vay được. Bà lão mừng rỡ nói: tôi xin đội ơn cô. Tôi xin trời phật lấy hết phúc đức phần đời còn lại của tôi chuyển sang cho cô. Lần này thì một cánh tay cô đưa ra đỡ được bà ấy đứng dậy. Bà nhanh nhẹn rút túi đưa cô 3 triệu và nói: Tôi xin biếu cô. Già này xin mang ơn cô suốt đời. Cô nhẹ nhàng bảo bà. Thôi, bà đừng nói thế. Cũng chỉ là việc cứu người thôi mà. Bà mau đặt cháu bé vào lồng ấp kẻo không kịp. Rồi bà lại mếu máo, may quá phúc đức nhà tôi còn dày. Rồi nhanh như cắt đặt cháu bà vào lồng ấp đang đợi sẵn. Cô y tá kêu ơ… ơ …Cái bà này. Lồng ấp ấy của bệnh nhân khác. họ đã đặt trước cả tiếng và đã trả tiền. Cô bước lại xua tay, thôi nhường cho bà ấy. Cháu bà ấy nguy hiểm hơn. …
Chương XII: Những rắc rối có thể nảy sinh
Và cô đến bàn thanh toán tiền. Cô y tá dí yêu vào đầu cô: Nhà này chậm chạp, lề mề lắm nhé. Nhắc mấy lần mới ra nộp phí. Mà thiếu tiền rồi. Mắt cô tròn xoe đầy lo lắng. Xin lỗi chị, vừa chị bảo thủ tục để xác trong nhà lạnh hết 3 triệu. Chị y tá ôn tồn: Ừ! Nhưng đó là thủ tục. Còn phí để nữa. Thế một người để một năm cũng bằng một tháng ah? Hay là thôi, để tôi làm thủ tục hỏa táng miễn phí với xác vô danh theo quỹ nhân đạo của Thầy Trần Thành Nam cho đơn giản? Cô xua tay, không! Gia đình nạn nhân sẽ rất đau lòng khi người thân của họ chỉ còn là đống tro tàn.
Rồi cô lại nghĩ đến khoản vay, cô ngao ngán vì cuộc đời cô chưa bao giờ vay nợ ai. Nhiều khi bị nhỡ, hết tiền cô đành nhịn ăn một vài bữa đợi đến ngày nghỉ về quê xin tiền mẹ. Trong mắt cô những người vay mượn,cắm cá tài sản của mình thật chẳng hay ho tốt đẹp gì. Thế mà giờ đây cô đang sắp bị buộc phải cắm hết giấy tờ tùy thân để có tiền lo cho hai con người xa lạ xấu số. Nhưng mà cũng phải thế thôi. Cô mạnh bạo hỏi giá tiền một tháng , cô y ta mủm mỉm cười nói: một triệu rưỡi. Cô ấp a, ấp úng. Gãi đầu gãi tai đề nghị: Xin lỗi chị, có thể cho em nộp tiền theo ngày được không? Vì biết đâu gửi ở đó chưa hết tháng em đã tìm được gia đình chị ấy ?!
Chị y tá mỉm cười, loạch xoạch giấy tờ viết biên lai và nói: Ở đây bọn chị thu theo ngày. Em nộp phí đi: 50 nghìn. Cô mừng rỡ. Đưa tiền đóng mà lòng thấy vui lạ. May quá, mấy việc tiền nong tạm ổn. Mình phải giải quyết từng việc một. Mình không thể gục ngã. Chưa kịp vui bao lâu thì chị y tá tốt bụng đã hậu thuẫn cho cô trong việc lừa gạt để đứa bé được chào đời lắm lấy vai cô nói: Chuyện to rồi, một chút nữa em vào phòng họp với ban kỷ luật. Con bé Bác sĩ kiến tập bị em quát kiên quyết đòi bệnh viện kiện em. Bố nó làm to lắm, … Rồi nhẹ nhàng lướt qua. Cô ấy cũng rất sợ bị liên lụy. Cô cũng không muốn ai đã giúp mình bị liên lụy.
Cô thấy run sợ với án tù cô có thể gánh. Nhìn đứa bé đã trắng trẻo mịn màng trong lòng cô lại thấy nhẹ bẫng. Chuyện nhỏ, rồi tất cả sẽ qua thôi. Đứa bé oe oe khóc. Cô nựng yêu nó. Không sao mà, nếu không tìm được gia đình cháu. Cô sẽ nhận nuôi cháu. Nhưng nếu cô bị đi tù thì đứa bé sẽ ra sao? Nó có thể được đưa đến trại trẻ mồ côi, và biết đâu sẽ bị ai đó nhận làm con nuôi và đưa đi biệt tích. Cô rùng mình nghĩ đến lý lịch của cô sẽ bị đen ngòm vì có tiền án tiền sự. Ai thèm biết cô đi tù chỉ vì cứu người. Họ sẽ chỉ biết cô từng là một tên tù thôi. Việc học đại học của cô sẽ bị bỏ dở. Đây là ước mơ của cô. Và cô sẽ làm gì để có tiền nuôi sống đứa bé? Cô sẽ nuôi nổi nó tốt nghiệp đại học? … Lòng cô rối như tơ vò. Đứa bé lại oe oe khóc. Cô nói với nó: nín đi con, … rồi mọi chuyện sẽ ổn thôi mà. Dù thế nào cô cũng sẽ không bỏ rơi con. Đứa bé lại lăn ra ngủ trước sự ngạc nhiên của rất nhiều y bác sĩ, người nhà bệnh nhân và bệnh nhân. Họ bảo đứa bé như nghe được! Còn cô rất vui, nhìn đứa bé cô lại có thêm nghị lực và niềm tin. Cô nói với nó: chúng ta cần sự giúp đỡ! Giờ thì cô đã có hai người để chiến đấu với khó khăn.
Chương XIII: Cầu viện sự giúp đỡ
Cô chợt nghĩ đến tiến sĩ Hoàng Thị Hoài, cô ấy khá giống với nạn nhân xấu số kia. Và đấy là nguyên nhân của tất cả các sự việc này. Biết đâu nạn nhân lại là em gái hay một người bà con họ hàng nào của cô ấy. Hơn nữa cô ấy trước kia từng nói là ngoài việc làm giảng viên đại học, cô còn làm bảo trợ ở trại trẻ mồ côi. Nếu cô bị đi tù, cô sẽ nhờ cô trông nom giúp bé, đảm bảo việc bé không bị cho làm con nuôi. Sau k hi ra tù, cô sẽ xin nhận bé làm con nuôi. Chồng của cô ấy nghe nói cũng là một vị tiến sĩ ở bệnh viện Xanh Pôn, biết đâu nhờ quen biết và cùng nghành chú ấy xin bệnh viện này tha cho cô. Và cô rất cần cô ấy giúp làm thủ tục bảo lưu kết quả. Cô nhất định phải tốt nghiệp đại học!
Cầm cái điện thoại, lòng cô hơi phân vân. Liệu cô ấy có giúp mình không nhỉ? Trước đây thì chắc chắn. Vì cô ấy là người rất tốt, lại rất nhân hậu và nghĩa hiệp. Nhưng giờ cô đã là một tiến sĩ, còn cô chỉ là một cô sinh viên đại học tại chức bé nhỏ của cô. Chắc chắn cô ấy rất bận rộn. Không biết cô ấy có dành được thời gian cho cô không? Nhưng mà không có cô, chắc cô ấy đã không hoàn thành luận án tiến sĩ rồi. Dù cô ấy là người trung thực và tài năng. Cô tin cô ấy sẽ giúp cô!
Chương XXIV: Chuyện tại trường Trung học Nghiệp Vụ I
Ngẫm lại chuyện đó thật cam go. Cô ấy vừa đến giảng dậy lớp cô, vừa tranh thủ hoàn thành luận án tiến sĩ. Đề tài nghiên cứu của cô là việc tăng lương hưu của cán bộ nhà nước. Cần phải có ý kiến của nhân dân. Theo một thang bậc nhất định, tóm lại là nếu có khoảng 3000 phiếu thăm dò ý kiến đồng ý thì được công nhận là đề tài cấp bộ, ít hơn thì sẽ là đề tài cấp sở, cấp trường, cấp khoa… Nếu là đề tài cấp khoa, thì cô ấy phải bảo vệ trước khoa, trường, sở rồi mới đến bộ. Nói vậy để hiểu cái ý nghĩa rất lớn của các phiếu thăm dò ý kiến trong nhân dân này của cô Hoài.
Vì là một thành viên nhỏ trong ban cán sự lớp. Nên cô đã có dịp được gần gũi và nghe cô Hoài tâm sự. Cô ấy rất muốn được trao đổi thẳng thắn với bộ trưởng về một số bức xúc của mình…. Còn cô, cô thầm cảm phục sự thẳng thắn, trung thực và mạnh mẽ của cô Hoài. Nếu cô được sinh ra trong một gia đình tủ tế. Nếu cô có một điều kiện nuôi dưỡng và giáo dục tốt. Thì có thể cô đã trở thành người giống như cô ấy. Có thể giờ cô cũng đang bận rộn với luận văn phó tiến sĩ chứ không phải đang rọt rà rọt rẹt trong lớp đại học tại chức như thế này.
Xót xa cho số phận của mình, cô lại thấy yêu mến và ngưỡng mộ cô ấy hơn. Nhìn sự tự tin tuyệt đối vào tài năng của mình trên gương mặt cô ấy, cô thật sự muốn làm gì đó giúp cô ấy đạt được ước mơ. Ước mơ mà cô từng ao ước khi còn thơ bé: trở thành một vị tiến sĩ! Cô thấy mức độ quan trọng của đề tài sẽ tăng lên theo số lượng phiếu thăm dò ý kiến. Cô quyết định sẽ giúp cô ấy chuyện này. Chả gì thì ở ngôi trường trung cấp này, uy tín và quan hệ quen biết của cô cũng đủ giúp cô ấy chuyện này. Còn cô ấy thì rất bận rộn với những phần khác quan trọng của luận án. Sau khi cô giáo đưa cho lớp cô phiếu, hướng dẫn cách làm. Rồi bận rộn quá quên giao cho lớp B, mà sĩ số của lớp B gấp 3 lần lớp cô. Vì ở trong ký túc xá, lớp A và lớp B ở lẫn lộn. Cô biết chuyện này và đoán là cô quên. Thế nên cô đưa cho cán sự lớp B làm và dặn mỗi người làm 2 phiếu thay vì 1 phiếu như cô Hoài đã nói trên lớp cô. Cô nhờ thầy ở trường trung cấp cũ lấy ý kiến thăm dò của toàn bộ tập thể cán bộ nhà trường và các sinh viên trong trường. Tính ra sơ sơ cũng được khoảng 3000 phiếu!
Trường cũ của cô có một lớp đặc biệt gọi là hệ cơ sở. Lớp này học 3 năm thay vì hai năm như các lớp khác. Đối tượng tuyển sinh của lớp này là từ hết lớp 9. Vì thế chất lượng đầu vào của lớp này phải nói là kém nhất trường. Và để chất lượng đầu ra bằng nhau. Lớp này được đào tạo đặc biệt. Học nhiều và những giáo viên tốt nhất trường giảng dậy. Lớp này trực thuộc phòng đào tạo. Chính cô đã từng học lớp này của trường trước đây. Vì sự cố trượt tốt nghiệp trung học phổ thông. Sinh viên của lớp này đa phần bị sinh viên lớp khác trong trường coi thường, đôi khi xúc phạm. Trong một lần thấy những em học sinh lớp này bị xúc phạm vì là học sinh dân tộc thiểu số và ở lớp cơ sở. Cô cảm nhận sâu sắc nỗi đau của họ. Cảm thấy như chính mình bị tổn thương. Sinh viên lớp cơ sở thì sao chứ? Cứ học lớp cơ sở là rốt nát à? Nói người khác vậy chắc gì các em ấy đã hơn họ? Bây giờ các em dè bỉu, coi thường họ vì họ kém hơn các em. Nhưng khi em bước qua cổng trường kia, chỉ cần là sinh viên trung cấp của trường này là bị coi thường rồi…. Cô bức xúc và nói giúp vài lời cho các em ý.
Các em ấy là học sinh dân tộc thiểu số vùng cao, mới xuống đây học. Sự hòa nhập cộng đồng có kém thật. Và cô lặng lẽ giúp đỡ các em ấy tất cả những gì có thể. Thậm chí có cô giáo còn lớn tiếng bảo cô đừng chơi làm gì với cái “ bọn học sinh lớp cơ sở”! Cô đau lòng muốn ứa nước mắt! Chỉ mới vài tháng trước đây, cô cũng là sinh viên lớp cơ sở! Cô cũng bị coi thường như họ! Cô giáo ấy chắc là mới về trường nên cô ấy không biết cô thậm chí là học sinh cá biệt của trường. Cô ấy chỉ thấy cô đang học lớp đại học tại chức, là cán sự lớp. Và là một sinh viên mẫu mực.
Cô thấy yêu quý những người bạn nhỏ này lạ kỳ. Vì cô và các bạn cùng chung những người thầy. Cùng chung một chương trình đào tạo đặc biệt. Nên có thể nói là: Huynh đệ đồng môn! Chiều chiều, cô cùng những người bạn nhỏ này chơi thể thao. Khi thì bóng chuyền, khi thì cầu lông. Cô cùng cười và đôi khi cùng khóc với họ. Bọn cô đã trở thành những người bạn thân từ khi nào không ai biết. Có bạn người dân tộc Tày, có bạn người dân tộc Thái, có bạn dân tộc Cao Lan, có bạn dân tộc Dao, có bạn dân tộc Hà Nhì, có bạn người Ê đê … Đó là một phòng trong ký túc xá. Còn cô, cô hay trêu trọc mọi người, cô cũng là người dân tộc. Nhưng mà dân tộc gì thì bí mật! Ý của cô là: Cô là người dân tộc Kinh! ….
Các em ấy bị tổn thương khá nhiều bởi người Kinh đã hình thành thói quen coi thường người dân tộc. Gắn người dân tộc với sự lạc hậu, ngu ngốc, nghèo làn và u tối. Còn cô, cô lặng lẽ chữa lành các vết thương trong lòng họ. Trong mắt cô, những người bạn này thật tuyệt vời. Họ nói tốt tiếng của dân tộc họ, và nói tiếng Kinh không khác tiếng mẹ đẻ. Ngoài ra còn biết tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Có bạn còn thông thạo cả 2 loại tiếng dân tộc. Do cuộc sống đan xen giữa các dân tộc thiểu số vùng cao. Và có bạn bố là người dân tộc Tày, mẹ là dân tộc Dao, thế nên bạn am hiểu cả hai ngôn ngữ và nền văn hóa của hai dân tộc đó…. Tóm lại các bạn ấy như những nhà ngôn ngữ học. Vì thế cô rất ngưỡng mộ các bạn. Ngoài ra, các bạn ấy còn rất thật thà, trung thực. Ham học hỏi và cầu tiến. Rất biết quan tâm và chia sẻ với người khác. Đó thật sự là những người bạn tốt. Các bạn thường yêu mến và trêu trọc gọi cô là gấu Pu!
Hôm ấy, là ngày thu phiếu thăm dò ý kiến của lớp. Cô Hoài giật mình vì đã quên không nhờ lớp B làm phiếu thăm dò ý kiến. Cô giáo gọi cán sự lớp thuộc hệ chính quy của trường đại học thương mại ( chắc là lớp cô chủ nhiệm). Vì cô ngồi bàn một lên nghe rõ sinh viên nữ đó thưa gửi đầy lễ phép với cô và hốt hoảng vì quên đưa cho lớp làm phiếu thăm dò giúp cô Hoài. Rồi rối rít xin lỗi cô giáo. Cô Hoài cứng đơ người vì sợ! Vậy là đã hai lớp sinh viên không có phiếu thăm dò ý kiến theo kế hoạch của cô. Chưa kịp tắt máy, thì sinh viên ấy tưởng cô Hoài đã tắt máy bèn oang oang nói với bạn: Cái con mụ ấy tưởng là giáo viên thì có gì là to? Học xong trên lớp là hết. Sao dám nhờ vả tao, còn lâu nhé…. Cô Hoài tái mặt vội vàng tắt điện thoại. Mấy chục con mắt đang nhìn vào cô Hoài! Cô muốn bật khóc! Bật khóc vì sự tráo trở hai mặt khác biệt của một sinh viên ưu tú mà cô tin tưởng. Bật khóc vì cô đã không đủ thông minh để nhận ra bản chất của con người hai mặt ấy. Cô Hoài không thể tin được! Cô giáo bị sốc!
Cô động viên cô Hoài bình tĩnh,gác mọi chuyện sang một bên. Lo cho luận án tiến sĩ đã. Và cô thông báo với cô giáo một tin vui là cô cũng đoán là cô Hoài bị quên không nhờ lớp B làm phiếu thăm dò ý kiến. Nên cô tự ý đưa cho chị lớp phó lớp B triển khai ở lớp B, còn bảo mỗi người làm từ 2 phiếu trở lên. Vì thế cô nghĩ cô giáo sẽ không bị hụt số phiếu theo dự định đâu ạ….. Cô giáo thoáng một chút vui mừng, nhưng mà đôi mắt u uất lại xuất hiện. Cô giáo cắt ngang lời cô nói: Bây giờ cô không tin vào ai nữa. Đem phiếu đến đây. Cô sẽ tin! Cô Hoài thật sự muốn khóc mà không khóc được. Cô đang là một phó tiến sĩ trên bục giảng!
Cũng phải thôi! Cô chỉ là một sinh viên đại học tại chức bé nhỏ. Lời nói của cô sao sánh bằng cô sinh viên lớp trưởng thuộc hệ chính quy của đại học Thương Mại kia. Vậy mà cô ấy đã lừa dối và có bụng dạ xấu xa với cô giáo. Cô thì là cái gì so với cô sinh viên ấy. Cô Hoài không tin cô cũng là một lẽ thường tình. Nhất là cô và cô ấy mới gặp nhau chưa hết một tuần.
Reng reng! Điện thoại cô reo vang! Chị Hạnh lớp phó học tập lớp B. Cô nói với cô là chị lớp phó học tập buổi tối gọi đến và bật loa cho cô nghe để cô yên tâm.
- Tiếng chị Hạnh lanh lảnh trong điện thoại: Hoàng Lan ơi, cô giáo chả nói gì bên lớp chị về phiếu thăm dò ý kiến cả. Em có đùa chị không thế? Hôm em bảo chị đưa cho lớp làm là ngày cá tháng tư. Chị không nghĩ em lại quá đáng đến mức đem chuyện lớp ra để đùa chị. Tối nay chị đem nộp nhỡ cô bảo không phải thì bọn ở lớp chửi chết chị! …
- Cô vui mừng hỏi chị: Được bao nhiêu phiếu hả chị?
- Chị ấy nói: Em bảo cô dặn từ hai phiếu trở lên, càng nhiều càng tốt. Nhưng mà cả lớp mỗi người chỉ làm hai phiếu thôi. Bây giờ chị không biết đâu. Em phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về những cái phiếu này đấy!
- Cô chấn an chị ấy! Không sao mà! Chị yên tâm đi, em sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc này. Cô giáo đang rất cần những cái phiếu ấy bây giờ. Chị có thể bớt chút thời gian đem đến lớp bây giờ để cô an tâm không ạ?
- Chị Hạnh: Chị đang định nói với em điều ấy, để chị thay đồ đã
- Cô giọng trêu trọc: Thôi chị vào luôn đi! Em thấy chị mặc gì cũng đẹp mà.
- Ừ để chị vào ngay!
Dù ai cũng nghe rõ cuộc điện thoại, nhưng cô vẫn nói với cô giáo: khoảng mười phút nữa chị Hạnh sẽ đem phiếu thăm dò của lớp tối đến! Nét mặt cô tươi tỉnh hẳn ra. Cô giáo nói cám ơn cô. Rồi ra hành lang gọi điện cho các đồng nghiệp, mà cô nhờ vả về việc lấy phiếu thăm dò ý kiế , giúp cô giáo trong tập thể giáo viên và sinh viên của trường đại học Thương mại. Tại cô bận đi công tác ở tỉnh, còn họ từng là cô giáo của cô. Lại rất nhiệt tình động viên và giúp đỡ cô. Cô hoàn toàn tin tưởng ở họ!…
Có người mặc bộ đồ đen, bịt mặt, đội nón lụp xụp vẫy cô gia hành lang và dúi vào tay cô tập phiếu rồi nói: em cầm cái của nợ này giúp chị luôn đi. Chị sợ lắm, nhỡ không phải cô giáo bảo lớp chị làm thật thì lớp nó mắng chết chị. Cô đỡ lấy những lá phiếu quý giá đó mà lòng vui mừng khôn xiết nói lời cám ơn chị. Và động viên mấy câu để chị ấy yên tâm. Chị ấy thật tốt, nhiệt tình và sống chan hòa với mọi người. Cô cầm tập phiếu thăm dò vào lớp, các bạn hỏi: Ai đưa cái gì cho Hoàng Lan thế?
Cô tỉnh queo: Chị bạn cho tập giấy để cô làm nháp ấy mà!
- Chị Hạnh ở đâu lao vào: mắng mỏ te tua cho cô một trận. Em đúng là đồ mất dạy?!... Sao em lại có thể đùa giỡn với chị đến mức như thế? Bây giờ chị phải đối mặt với cả lớp ra sao… Rồi chị ra hành lang nức nở…
- Cô vội chạy ra vòng tay từ đằng sau ôm lấy chị, xin lỗi chị em chỉ đùa mấy bạn trong lớp em thôi mà. Việc phiếu thăm dò ý kiến là có thật. Nhưng cô giáo đã quên không nhờ lớp chị làm. Vì thế em đã nhờ chị bảo lớp chị làm. Cô giáo đang thật sự rất cần những cái phiếu đó. Chị vừa làm được một việc của người hùng đấy ạ! Không tin chị ra hỏi cô giáo đi!
- Nét mặt chị Hạnh thư thái tươi cười trở lại. Chị nói: Thật thế ah? Không phải là do bị lừa là tốt rồi. Thôi chị đi về đây. Rồi chị te tái đi mất. Tại chị đang mặc đồ ở nhà, ở trường như thế chẳng hợp ngữ cảnh chút nào.
- Cô nhận được điện thoại thông báo của thầy là 9h sẽ đem toàn bộ phiếu thăm dò ý kiến của cán bộ giáo viên nhà trường và sinh viên trong trường lên lớp cô. Cô mừng quýnh. Tuy cô đã nhờ thầy giúp cô giáo, nhưng chưa biết kết quả thế nào nên cô chưa dám nói ra. Bây giờ thì kết quả thật hoàn hảo. Hai khóa sinh viên khoảng hơn hai nghìn phiếu, giáo viên và sinh viên được khoảng một nghìn. Vậy là nhiều khả năng những phiếu ở đây đã đủ để đề tài nghiên cứu của cô giáo đạt cấp bộ.
Cô bước về cuối hành lang, nơi cô đang điện thoại. Định lựa cơ hội nói với cô tin mừng này thì những gì cô nghe được thật là xót xa.
- A lô, Hoài đấy ah! Hôm nay là hạn chót nộp phiếu thăm dò ý kiến. Em chuẩn bị đến đâu rồi? ( Giọng thân mật và đầy lo lắng).
- Dạ em cám ơn cô. Em mới có một ít phiếu thăm dò ý kiến của các em sinh viên ỏ trên này ạ!
- Ừ, cô là cô tin tưởng ở em lắm! Cái con bé Hoài này vừa ngoan lại vừa tài ( cô ấy quay ra nói với ai đó)…
- Thưa cô, việc lấy phiếu thăm dò ý kiến của em ở trường mình đến đâu rồi ạ!
- Ơ cái con này, việc lấy phiếu thăm dò ý kiến là của em sao lại hỏi cô. Học nhiều quá sinh đãng trí bác học rồi em ơi!... Ha ha ha…
- Dạ thưa cô, không phải cô đã hứa đảm bảo với em là sẽ lấy ý kiến của toàn bộ giáo viên và sinh viên toàn khoa giúp em rồi sao ạ?
- Ơ thôi chết rồi! …
- Cô quên mất! ….
- Cô xin lỗi em. ….
- Sao cái con này số lại khổ thế nhỉ?....
Không sao, cô đảm bảo đề tài của em sẽ vượt qua cấp trường. Toàn người nhà mà, em không phải lo đâu!
- Cô Hoài chân như khụy xuống, tay cô cố bấu vào lan can! Chút tỉnh táo cuối cùng cô cố nói giọng bình tĩnh nhưng đã lạc đi: Dạ vâng, thưa cô. Em gác máy đây ạ! Tay cô có vẻ cứng đơ, tay không động đậy được gì cả.
Đầu giây bên kia oang oang: Ha ha ha,… tao đi lấy phiêú thăm dò ý kiến cho mày để sau này mày lấy chức của tao à… . Em còn non và xanh lắm nhé!... Ha ha ha…
Cô định chạy vào lớp để cô Hoài không cảm thấy khó xử về sự ngốc nghếch của một phó tiến sĩ vốn chỉ biết đến học, học và học mà thôi trước mắt sinh viên… Cô đã hơn một lần tin tưởng và giao phó việc quan trọng cho nhầm người. Giấc mộng được nói vào mặt vị bộ trưởng những suy nghĩ của mình đang dần tan thành mây khói. Nhưng mà cô Hoài đã thấy cô. Có thể còn nghĩ cô đang cố ý tò mò nghe chuyện của cô. Cô không được hài lòng về điều đó. Dáng cô Hoài thất thần bước vào lớp. Cô giáo nói lời cám ơn cả lớp. Và chia sẻ có lẽ tất cả công sức của cô và các em bấy lâu cho đề tài này sẽ thành công cốc rồi. Mắt cô rưng rưng nhưng mà không khóc được. Cô Hoài vẫn đang là giảng viên trên lớp mà!
Cô nhẹ nhàng động viên, chấn tĩnh và tin tưởng cô Hoài. Cô Hoài thẳng thắn nói ra: Em đừng có cố tỏ ra là không nghe được cuộc điện thoại của cô vừa nãy đi. Làm sao đề tài của cô vượt qua đề tài cấp trường để đến cấp bộ. Làm sao họ để cho cô vượt qua cấp trường!? …
- Cô biện minh: Xin lỗi cô, em không cố ý nghe trộm cuộc điện thoại của cô. Em chỉ định thông báo với cô một tin vui là 9h các em sinh viên của trường Nghiệp Vụ I sẽ đem các phiếu thăm dò của toàn bộ cán bộ, giáo viên và sinh viên nhà trường đến cho cô ạ. Được khoảng hơn hai nghìn phiếu… Nếu thiếu số phiếu để đạt đề tài cấp bộ, em nghĩ sẽ không nhiều. Vì thế mỗi người trong lớp sẽ làm giả vài cái, thế nào cũng đủ ạ!
Mắt cô Hoài lóe sáng, tim cô đập mạnh. Nhưng mà cô lại hơi trùng xuống. Cô tin làm sao nổi một em sinh viên đại học tại chức nhỏ bé như cô lại làm được việc lớn như thế. Nên cô giáo lại thở dài buồn bã. Như hiểu tâm lý đang choáng và sốc của cô giáo. Cô nhẹ nhàng nói với cô: Đúng là em không tự làm được, nhưng em đã nhờ thầy và các bạn giúp. Họ đều là những người có thể tin tưởng được ạ.
Cô giáo im lặng một lát. Để cho những tia hi vọng vừa bị tắt ngấm nhen lên. Rồi cô Hà lại cả quyết, nếu thật thì em gọi điện bảo thầy đem lên ngay đi!
Cô hơi lúng túng, rất muốn làm hài lòng cô. Nhưng mà thầy đã nói là 9h đem đến lớp thì nhất định sẽ là thế. Thầy chưa bao giờ nói gì sai với cô. Hơn nữa, đây là chuyện nhờ vả không công. Làm sao cô dám gọi điện thúc bách thầy?
Rồi cô cũng thẳng thắn nói ra suy nghĩ của mình: Thưa cô, thầy em đã nói 9h sẽ đem lên thì em nghĩ cô giáo cứ chịu khó đợi thêm một chút ạ. Nếu quá 9h thì em sẽ gặp thầy trực tiếp ạ. Thầy em chưa từng nói sai với em ạ!
Cô giáo tròn mắt ngạc nhiên trước sự tin tưởng tuyệt đối của cô trò nhỏ với người thầy cũ. Hơn ai hết, cô hiểu lấy ý kiến của toàn bộ cán bộ, giáo viên, công nhân viên cùng toàn thể sinh viên trong trường cả một trường trung cấp là một điều không hề đơn giản. Trong mắt cô có niềm xúc động, sự cảm ơn và khấp khởi mừng vui và lo lắng …
Reng reng,… ai đó trong lớp đã cài giờ báo chuông. Đúng 9h, cả lớp còn đang ngơ ngác thì thầy xuất hiện trước cửa như một vị anh hùng cứu tinh cho cô giáo. Không khí im lặng và căng thẳng hồi hộp của cả lớp vỡ òa khi thầy nói: Xin phép cô và cả lớp ít phút để người của tôi chuyển toàn bộ phiếu điều tra thăm dò ý kiến của tất cả các đồng chí cán bộ, giáo viên và toàn thể các em sinh viên trong trường Nghiệp Vụ I cho cô giáo. Đây là danh sách kèm theo xin gửi cô trước.
Trời ơi! Niềm vui mừng và hân hoan vỡ òa trên gương mặt cô. Vậy là cô đã vượt qua cửa ải quan trọng là những lá phiếu rồi. Cô giáo bắt đầu cộng cộng, trừ trừ rồi suy nghĩ đăm chiêu. Theo danh sách thì cô thiếu 7 phiếu là đạt đề tài cấp bộ. Cô Hoài lúng túng và tặc lưỡi bảo cô chỉ đạo lớp làm mạo danh 7 phiếu điều tra. Cô đồng ý, và giao một bạn trong lớp đi photo mẫu phiếu gấp. Dù biết điều ấy quá mạo hiểm, không khéo bao nhiêu công sức bỏ ra làm phiếu thăm dò sẽ trở thành công cốc nếu hội đồng kiểm tra phát hiện có sự gian lận phiếu thăm dò. Nhưng mà cả cô và cô giáo đều hiểu, ở ngoài kia có nhiều kẻ dấu mặt đang muốn cản đường tiến của cô Hoài
. Cô chợt nghĩ ra hai lớp hệ cơ sở có thể nằm ngoài danh sách và mượn cô danh sách để kiểm tra. Trời ơi, không có. Vui quá, cô reo lên và bảo bạn đang định đi phô tô phiếu dừng lại, mắt cô tròn xoe ngạc nhiên. Cô Hoài muốn khóc, cô bảo đằng nào cũng thế. Nếu đề tài của cô không đạt được cấp bộ ngay thì có thể cô sẽ bị hãm hại ở cấp dưới…. Cô bình tĩnh xua tay trấn tĩnh cô và nói: thưa cô còn hai lớp thuộc hệ cơ sở chưa thống kê vào đây ạ. Cô vui mừng, nhưng ấp úng: Nhưng không phải các lớp đó được coi là có trình độ kém hơn các lớp khác và chỉ làm việc theo sự chỉ đạo của phòng đào tạo? Cô mỉnh cười nói: Em hay chơi thể thao buổi chiều với mấy bạn cán sự lớp đó. Nên em nhờ các bạn ấy lấy phiếu ý kiến của cả lớp. Cô yên tâm đi, chính em đã lên trực tiếp lớp đó hướng dẫn làm phiếu điều tra. Em chắc chắn các phiếu đó là hợp lệ. Trời ơi tập phiếu điều tra của lớp cơ sở đây, cả lớp khóa dưới nữa. Trung bình mỗi lớp khoảng 60 sinh viên, vậy là cô có thêm 120 phiếu nữa. Trừ đi những phiếu không hợp lệ. Em nghĩ cô vừa đủ biến đề tài của cô thành đề tài cấp bộ rồi ạ….
Mấy đứa bạn chơi cùng thể thao của cô ôm từng chồng phiếu đặt lên bàn giáo viên. Còn cô Hoài, cô vui mừng và xúc động như Đường Tam Tạng xin được chân kinh của Phật Tổ Như Lai vậy. Cô cũng vui mừng và cảm ơn mấy người bạn nhỏ, hứa sẽ mời họ ăn sữa chua làm cả bọn cười vui ầm ĩ. Giờ chỉ còn việc bảo vệ luận án. Cô biết nó là một chặng đường trông gai. Rất nhiều người đang nhìn vào vào cô, kỳ vọng vào cô. Họ vô tình tạo áp cho cô giáo. Cô chỉ nhẹ nhàng động viên cô: Em có một người thầy rất vĩ đại. Trong trường hợp như cô giáo, chắc chắn thầy sẽ khuyên cô hãy cố hết sức thực hiện mục tiêu. Rồi kết quả muốn ra sao thì ra. Vì dù sao cô giáo cũng đã cố hết sức rồi. Và ngày cô Hoài được công nhận là Tiến Sĩ, cô Hoài đã gọi điện báo cho cô thứ hai sau khi chia vui cùng gia đình. Cô đã rất tự hào vì điều ấy…
Chương XXV: Cầu cứu sự giúp đỡ …
Hôm nay cô đang thật sự rất cần cô Hoài giúp. Không phải vì cô đã giúp cô ấy nên bây giờ muốn cô giúp trở lại. Mà vì cô ấy là người duy nhất có khả năng và có thể tin tưởng được. Hơn nữa cô Hoài là người tốt và biết đâu cô ấy là người thân của nạn nhân. Hai người khá giống nhau mà.
Cô bấm điện thoại cho cô Hoài lần thứ 2 và chờ đợi. Chuông reo một lúc thì cô ấy tắt đi, máy bận! Cô có chút hụt hẫng. Nhưng cô tin là cô Hoài đang bận, có thể là một cuộc họp quan trọng nào đó … Cô tin là thế. Các bệnh nhân trong bệnh viện họ bắt đầu xì xào và thương cảm cho cô. Là những người vừa vượt cạn thành công, mẹ tròn con vuông. Họ không khỏi xót thương cho số phận người xấu số và cảm động trước tấm lòng nhân hậu và gan dạ của cô. Đứa bé oe oe khóc, cô không thể dỗ nín nó. Chắc nó đói rồi. Mọi người bảo cô cho bé bú sữa đi, đừng ngại. Thấy cô lúng túng, vì biết lấy sữa ở đâu cho bé? Cô biết ý nghĩa của những giọt sữa đầu đời rất quan trọng với sức đề kháng của bé. Cô biết trên thị trường có rất nhiều sữa giả uống vào sẽ hại bé. Đứa bé này chưa kịp chào đời đã mất mẹ. Nó vốn dĩ đã rất thiệt thòi rồi. Cô không muốn nó chịu thêm bất kỳ thiệt thòi nào nữa. Xin sữa ư? Những bà mẹ kia cũng mới sinh con có một hai ngày, chưa xuất viện. Sữa của họ con họ còn chưa dùng đủ. Làm gì có chuyện họ cho sữa? Nghĩ vậy lên cô tìm gặp chị y tá, nhờ chị tìm giúp các trường hợp sinh con bị chết, cô sẽ xin họ cho sữa. Và trả tiền hàng tháng cho họ. Chị y tá tốt bụng nhiệt tình giúp sức. Chị nói: Được rồi, em sẽ bảo họ ra gặp chị. Hôm nay có 3 trường hợp sinh ra con thì bị chết. Còn chị xin được sữa của họ cho con chị không, là dựa vào khả năng của chị. Em chỉ giúp được chị thế thôi. … Chút nữa vào phòng họp chị sẽ phải chịu trách nhiệm về toàn bộ sự việc vừa xảy ra. … Giọng chị y ta buồn buồn ….
Cô mặc kệ chuyện gì có thể xảy ra với cô. Chỉ cần đứa bé có sữa bú, thế là cô an tâm rồi. Chị y tá vọt đi, đứa bé lại khóc. Có người lại gần bảo cô cho bé bú sữa đi. Cô ái ngại trả lời cô không có sữa. Một bác sĩ nam xuất hiện, đưa tay suýt kéo ngực áo cô ra và ôn tồn nói: Em cứ cho cháu bé ngậm vào đầu vú, chút nữa sữa sẽ về. May mà cô tránh né kịp. Hú hồn! … Có chị bệnh nhân cười khúc khích và nói: Sữa về làm sao được hả bác sĩ? Vị bác sĩ trẻ đang rất đỗi ngạc nhiên. Thì cô nhỏ nhẹ nói: Em không phải mẹ đẻ của đứa bé. Mẹ đẻ của đứa bé vừa được làm thủ tục đưa vào nhà xác rồi ạ. Vị bác sĩ nhìn cô khá cảm tình nhưng lại nghiêm khắc nói: À thì ra là cô! Cô khá lắm! Dám giả danh trưởng khoa ra lệnh mổ. Tý nữa cô sẽ phải trả lời trước toàn bộ hội đồng kỷ luật của bệnh viện về sự việc này. Cô cứu sống được đứa bé nhưng cả người cô không có lấy một giọt sữa. Cô lấy gì mà nuôi nó hay là vẫn để nó chết? …
Một câu hỏi to tướng? Có thể đứa bé sẽ chết vì không có sữa làm bàn tay cô run rẩy. Mắt cô tìm quanh cầu cứu! Im lặng, mọi người né trành cái nhìn của cô. Cô hiểu và không trách họ. Một bệnh nhân vừa chết mất con được cô y tá dẫn ra. Khi cô vừa nói xong đề nghị của mình thì: Bốp! Người phụ nữ ấy tát thẳng vào mặt cô một cái. Còn lấy tay chỉ vào mặt cô và gằn từng tiếng: Con tao vừa mới chết mà mày muốn tao nuôi con mày tận 6 tháng bằng dòng sữa của nó ư! Cô ấy giơ tay định đánh tiếp thì bị choáng, suýt ngất. Chị y tá ngăn lại rồi nhìn cô buồn bã lắc đầu. Đứa bé lại ngặt ngặt khóc. Một chị bệnh nhân đã thương tình, xòe tay nói: để chị cho cháu bé bú tạm ít sữa con chị bú chưa hết, những người khác cũng vậy. Mỗi người cho một ít. Tuy không tốt lắm vì cô lo ngại bệnh tật có thể lây qua đường sữa mẹ nhưng mà cũng không có cách nào. Đứa bé được bú lo ngủ say trên tay cô như lợn con say sữa. Cô nhìn thấy bé ngủ mà lòng rất vui. Cô nhất định phải thuyết phục được một trong hai bệnh nhân bị mất con trong ngày tại bệnh viện. Chị y tá đã nói thế mà. Một cô gái gầy mỏng nhưng sắc sảo đi ra. Mắt cô đầy những u sầu. Chị y tá chỉ chỉ cô ấy, khi cô bế đứa bé chắn ngang nhưng chưa kịp nói gì thì chị ấy gạt mạnh cô sang một bên và nói giọng rứt khoát. Tôi biết chị định nói gì rồi. Đừng có vớ vẩn kẻo tôi đập vỡ mặt cả mẹ lẫn con bây giờ. Họ đều vừa mất đi đứa con yêu thương của mình. Chả trách họ hung dữ như vậy. Bắt họ làm một việc thiện ảnh hưởng tới sức khỏe và vẻ đẹp của họ là điều quá lớn lao. Chỉ còn một người nữa. Nhất định cô phải thuyết phục được cô ấy. Và một cô gái trẻ xinh đẹp mặc nguyên bộ quần áo bệnh nhân bước ra. Đôi mắt to đen và rất trong sáng. Cô biết cô ấy có thể là một thiên thần, là vận may duy nhất của đứa bé. Cô bế đứa bé và quỳ sụp suống. Nước mắt cô chảy ra và cô cầu xin cô ấy rủ lòng thương. Xin cô thương lấy đứa bé. Nó chưa kịp ra đời đã bị mất mẹ. Thiếu bàn tay chăm sóc của người mẹ nó đã rất thiệt thòi rồi. Cô không muốn cháu bé phải dùng sữa ngoài vì có nguy cơ bị sữa giả và kém chất lượng. Hơn nữa cô sẽ trả tiền bằng tiền mua sữa ngoài hàng tháng cho cô ấy. Rồi cô lại cầu xin cô ấy nhón tay làm phúc. Và chắc chắn cô ấy sẽ sinh ra những đứa con xinh đẹp và khỏe mạnh khác. Chị phụ nữ trẻ này có lẽ là một trí thức. Chị bóp thái dương liên tục, chị lúng túng. Và cuối cùng tình thương cô bé sinh viên tôi nghiệp đang quỳ mọp dưới chân cô kia đã thắng, chị ấy nhẹ nhàng: Mỗi sáng tôi sẽ vắt cho bé một bình sữa, một tháng cô lấy 2,5 triệu có được không? Cô reo mừng: dạ được ạ! Em cảm ơn chị. Rồi chị ấy xòe tay đón lấy bé và cho bé bú một ít.
Còn cô vọt chạy đi, chị y tá vội túm ngực áo cô kéo lại như đang bắt giữ một tên tội phạm và nói lớn: Chị không được bỏ trốn! Chị đã tuyên bố sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về đứa bé và ca mổ cơ mà. Cô nhẹ nhàng nhưng rứt khoát gỡ tay chị ấy ra và nói: Em đã nói là làm, chị đừng sợ. Rồi vọt nhanh trước sự ngỡ ngàng của nhiều người. Một lát sau cô xuất hiện cùng một dây sữa dài. Và tươi cười đưa cho người phụ nữ tốt bụng và nhân hậu đã hứa cho sữa. Đưa tay đón lấy đứa trẻ và nói: Em cảm ơn chị rất nhiều! Chị dùng tạm chỗ sữa này để sớm bình phục sức khỏe. Người tốt như chị chắc chắn sẽ sớm sinh ra được những đứa con khỏe mạnh và xinh đẹp thôi ạ. Chị phụ nữ thấy được khen ngợi và dự đoán tương lai cô ấy sẽ sinh ra được đứa trẻ xinh đẹp và khỏe mạnh nên cũng rất vui. Mắt cô ấy sáng lên, long lanh và đầy hi vọng. Rồi chị ấy tươi cười đưa địa chỉ và số điện thoại cho cô. Vậy là chuyện sữa của bé tạm được giải quyết.
------------------------
Chương XXVI: Niềm hi vọng lóe sáng
Chị y tá chúc mừng cô và đưa cho cô chiếc nhẫn cưới trên tay chị nạn nhân và một chiếc thẻ ATM, rồi nói: Của nạn nhân, chị là người nhà nạn nhân hãy nhận lấy. Những thứ khác trong lúc nhốn nháo mất hết rồi. Chiếc nhẫn cưới rất đẹp. Cô sẽ coi đó là vật để xác minh cha ruột của đứa bé.
Còn cái thẻ ATM này, cô sẽ nhờ ngân hàng tìm ra địa chỉ nhà nạn nhân. Nghĩ vậy cô bấm máy gọi điện đến đường dây nóng của ngân hàng. Sau một hồi đàm thoại vừa thuyết phục, vừa cầu xin. Cô nhân viên ngân hàng đồng ý truy cập hệ thống để tìm ra địa chỉ chủ nhân chiếc thẻ ATM đó. Nhưng rẹt… Hệ thống dữ liệu đã đóng cửa. Cô ấy phải đợi qua ngày mai, sang thứ hai mới truy cập vào hệ thống dữ liệu của ngân hàng. Tìm ra địa chỉ chủ nhân chiếc thẻ. Nhưng lòng cô giờ đã tràn đầy hi vọng sớm tìm ra được gia đình ruột thịt của đứa bé.
Reng reng… chuông điện thoại reo: là cô Hoài, cô biết ngay mà! Chắc vừa nãy cô ấy bận. Tiếng cô Hoài ngọt ngào nhưng gấp gáp qua điện thoại: Hoàng Lan hả em? Cô đang bận họp. Chắc có việc gì quan trọng em mới gọi cho cô tới hai lần như thế? Cô có thể giúp gì được em?
- Cô: Vâng, em là Hoàng Lan ạ! Thưa cô cô có người em nào tên là Hoa đang chuẩn bị sinh em bé không ạ?
- Có thì sao hả em, em hỏi chuyện đó để làm gì?
- Dạ có một chị trông khá giống cô vào viện phụ sản trung ương để sinh em bé. Nhưng gặp tai nạn cùng mẹ trưởng khoa sản bệnh viện. Mẹ trưởng khoa sản thì vẫn đang hôn mê bất tỉnh. Chị ấy đã tử vong, nhưng em đã mạo danh trưởng khoa sản ra lệnh mổ tử thi để cứu đứa bé. Giờ bệnh viện họ đang đòi kiện em. Em muốn nhờ cô hỏi chồng cô xem thông thường trường hợp như em sẽ bị xử lý như thế nào? Nếu bị đi tù thì em muốn nhờ cô xin bảo lưu kết quả học tập cho em và trông nom giúp đứa bé tại trại trẻ mồ côi mà cô đang bảo trợ. Không em sợ đứa bé sẽ bị cho làm con nuôi. Nếu không tìm được gia đình ruột thịt của đứa bé, em muốn nhận nuôi đứa bé đấy ạ.
- Cô giáo ( giọng thân tình): nuôi dưỡng một đứa bé sơ sinh không dễ như em nghĩ đâu. Thôi được rồi!
- Em vẫn ở đó ah? Đứa bé sao rồi ?
- Vâng, em vẫn ở hành lang bệnh viện. Nhưng sắp bị vào họp với hội đồng kỷ luật của bệnh viện rồi. Phòng này ở cuối hành lang. Đứa bé không sao, chỉ bị giảm thân nhiệt do mẹ bé đã mất trước khi mổ được bé ra ít phút. Nhưng mọi thứ đã ổn rồi.
- Được rồi, em đừng sợ. …
Cuộc họp căng thẳng
Cánh cửa phòng họp bật mở. Một cô y tá xinh đẹp bước ra đề nghị cô vào giải trình với hội đồng kỷ luật của bệnh viện. Cô không biết sẽ ứng xử ra sao. Dám làm thì dám chịu thôi. Dù bị hậu quả thế nào cô cũng không bao giờ hối hận vì đã cứu sống một sinh mạng. Cô tin vào lòng nhân hậu của các y bác sĩ. Chắc họ sẽ tha cho cô thôi. Dù sao lỗi cô gây ra cũng chỉ vì để cứu người thôi mà. Nhưng hi vọng của cô vụt tắt khi chị bác sĩ kiến tập mà cô quát nạt to nhất đang chiễm trệ ngồi ở ngôi cao. Nghe nói cô ấy là con gái rượu của một quan chức cấp cao bệnh viện, mới về kiến tập ở bệnh viện. Chuẩn bị được biên chế chính thức vào bệnh viện. Trưởng khoa sản thật còn phải kiêng nể và nhường nhịn cô ta vài phần. Vậy mà cô dám quát nạt, hăm dọa và ra lệnh cho cô ta. Ép cô ta phải đưa xác nạn nhân vào phòng mổ. Và vỗ ngực bôm bốp tuyên bố sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm…. Giờ thì cô ấy kiên quyết bắt cô phải chịu trách nhiệm về việc này trước pháp luật.
Cô đứng bất động nghe biên bản về những việc cô vừa làm, cô bị khép vào các tội: mạo danh, lừa dối và xúc phạm cán bộ nhà nước. Cô chẳng biết làm sao, trước mắt cô là một án tù. Việc này đã có tiền lệ tại bệnh viện. Các y tá đang rất lo lắng cho cô. Nước mắt cô chảy ra. Cô thật sự cần người giúp sức. Cô toan xác nhận sự việc như trong biên bản, trong lòng cô vẫn nghĩ chắc cô sẽ bị xử ở mức án nhẹ nhất.
Cửa phòng họp bật mở, cô Hoài lao vào. Cô nhanh chóng giới thiệu với hội đồng kỷ luật bệnh viện cô là giảng viên đại học Thương Mại và là người giám hộ của Hoàng Lan vì em ấy đang là sinh viên của cô. Ngoảnh sang cô, cô Hoài kiên quyết bắt cô phải cãi hết các tội danh này đến cùng. Cô thì nghĩ dám làm thì dám chịu, nhưng trước sự kiên quyết và lo lắng trong mắt cô. Cô buộc phải cãi cùn các tội danh đó. Mọi người bất ngờ trước sự phản bác của cô. Các cô y tá che môi cười khúc khích. Còn chị bác sĩ kiến tập đứng đơn kiện thì nổi điên, mắt ứa lệ đứng lên đối chấp.
Đúng là hạng tiểu thư, đấu sao nổi hòn đất nung là cô. Cô thầm nghĩ, vậy là coi như mình gặp may rồi. Cô lạnh lùng nói, chị ấy chỉ là sinh viên kiến tập tại bệnh viện, không phải nhân viên của bệnh viện. Thế nên cô chẳng xúc phạm ai trong bệnh viện cả. Hơn nữa đó là một tình huống khẩn cấp, tính mạng một con người đang treo trên sợi tóc. Tôi vì không hiểu biết về pháp luật đã mắng cô ấy mấy câu về y đức. Việc ấy cũng có làm sao? Các vị có bằng chứng về việc ấy không? Dù cô ấy đang thuộc diện định biên vào biên chế trong bệnh viện thì hiện tại bệnh viện cũng chưa có quyền kiện tôi về chuyện xúc phạm nhân viên bệnh viện. Nhất là khi không có bằng chứng về việc này. Thứ hai, việc mạo danh trưởng khoa sản, tôi khẳng định là không có: Tôi chỉ nói tôi là trưởng ở đây! Ý của tôi là tôi là kế toán trưởng chứ không phải là trưởng khoa. Tự mọi người hiểu lầm và làm theo lời tôi nói thôi. Chị bác sỹ kiến tập khi nãy đã bình tĩnh hơn đứng lên dõng dạc nói: Chị không thể cãi trắng sự việc như thế, chị đã mặc áo Blu có bảng tên của trưởng khoa và vỗ ngực nói: tôi là trưởng ở đây! Chị đã cố tình lừa dối nhân viên bệnh viện và bắt họ thực hiện yêu cầu trái pháp luật của mình. Và tuyên bố chịu mọi trách nhiệm về việc đó. Bây giờ sao chị không chịu trách nhiệm đi, lúc nãy chị quát tôi to lắm mà. Trông chị oai phong lắm mà. Sao giờ trông chị như con rùa rụt cổ thế kia?Cô lắm chặt tay nghe những lời kích bác. Và thầm nghĩ: đúng là đồ nhóc con. Cái trò kích bác này tôi chơi từ khi 12, 13 tuổi sao dám dùng nó với tôi. Không phải vì đứa bé, tôi sẽ không để cô kháy móc và mát mẻ tôi thế đâu.
Cô nhìn sang cô Hoài, cô ấy cũng nhìn sang và lắc đầu, đôi mắt vẫn kiên quyết bắt cô chối cãi đến cùng. Cô làm bộ ngây ngô nói: chuyện cái áo của trưởng khoa, tại tôi thấy cái áo chị ấy vứt ở đấy đẹp quá lên tôi mặc thử thôi. Tôi khẳng định tôi không cố ý mạo danh. Tự mọi người tưởng lầm tôi là trưởng khoa và làm theo điều tôi nói thôi. Còn đứa bé này, tôi sẽ vẫn chịu hoàn toàn trách nhiệm về nó. Một chị y tá bước vào đưa cho người chủ tọa một tài liệu và nói: tội mạo danh vẫn được thành lập, chị ta thực chất chẳng có quan hệ quen biết gì với nạn nhân cả. Vậy mà dám cả gan nhận là người nhà của bệnh nhân ký vào biên bản đồng ý mổ. Đây là chữ ký của chị ta
. Trời ơi, lúc đó gấp quá nên cô đã ký thật. Chứ tỉnh táo ra cô ký mình tên Mai, Cúc, Đào… thì làm sao họ bắt tội được cô. Thoáng một chút suy nghĩ cô lại làm bộ ngây ngô nói: Khi tôi đang đứng ở hành lang cửa phòng mổ, có chị y tá bước ra bảo tôi ký vào biên bản để mổ cho nạn nhân. Tôi thì muốn cứu sống đứa bé lên ký bừa cho song. Tôi không biết đấy là mình vô tình mạo danh người nhà bệnh nhân. Tôi không cố ý lừa dối bệnh viện. Hơn nữa, các vị đã gặp người nhà thật sự của bệnh nhân chưa? Nếu họ ủy quyền cho tôi đại diện gia đình đồng ý mổ xác tử thi để cứu sống đứa bé thì sao? Các vị yên tâm là tôi đã nhờ bên công an và ngân hàng tìm địa chỉ của gia đình nạn nhân. Chắc sẽ sớm có thông tin về họ. Lúc ấy bệnh viện kết luận tôi có mạo danh người nhà bệnh nhân để lừa dối bệnh viện hay không thì chưa muộn.
Xì xào, xì xào! Rì rầm rì dầm. Cô bác sĩ kiến tập kênh kiệu đứng bật dậy nói. Tôi bác bỏ mọi lời ngụy biện của chị. Tôi sẽ đưa ra đủ bằng chứng để kết luận chị đã cố ý mạo danh và lừa dối bệnh viện. Vẻ tự tin của cô ấy làm cô thấy run. Cô đứng lên đấu dịu, dù kết luận của ban điều tra thế nào thì tôi cũng xin lỗi chị, xin lỗi chị vì đó là tình huống bất đắc dĩ tôi buộc phải quát nạt chị để mọi người nghe theo ý tôi mà làm. Tôi muốn cứu một sinh mạng bé nhỏ vô tội này thôi. Xin chị tha lỗi cho tôi… . Còn về các tội danh trong biên bản. Tôi sẽ vẫn kiên quyết không nhận tội.
Cô mếu máo, đứa bé này thật sự cần người chăm sóc. Các vị có nghĩ nếu tôi bị đi tù vì cứu sống một đứa bé thì có vô lý không? Và đứa bé này sẽ ra sao nếu tôi bị đi tù? Các vị ở đây đều là y bác sĩ, những người sống bằng việc cứu người, tôi cũng chỉ hành xử như vậy vì muốn cứu sống một sinh mạng thôi. Làm ơn bỏ qua chuyện này cho tôi.
Còn vị trưởng khoa sản, cô ấy chẳng có lỗi gì cả? Thời điểm xẩy ra sự cố tai nạn cô ấy đã báo nghỉ vì mẹ cô ấy đến thăm. Điều này tôi có thể làm chứng và cũng được ghi ở lịch trực bạn. Khi tai nạn xẩy ra, cô ấy xông vào cấp cứu nạn nhân và ra lệnh mổ gấp để cứu sống đứa bé. Tuy nhiên khi biết mẹ cô cũng bị tai nạn và đang hôn mê bất tỉnh ở cộng bệnh viện cô ấy đã bỏ áo bác sĩ lại và muốn được là một con người lao đến bên mẹ mình trong phút nguy kịch là không được chuyên nghiệp lắm. Nhưng mà cô ấy là một con người chứ không phải một cỗ máy. Trước khi là một bác sĩ, một trưởng khoa, cô ấy là một con người. Và thời gian đó cô ấy đang xin nghỉ phép vì vậy không ai có quyền kiện cáo hay kỷ luật cô ấy về y đức hết. Về phần gia đình nạn nhân, tôi xin cảm ơn bác sĩ trưởng khoa sản, vì nhờ bác sĩ tôi biết phải mổ gấp nên đã ép các y bác sĩ làm điều đó để cứu sống đứa bé.
Cô bác sĩ kiến tập kênh kiệu đứng lên vỗ tay bôm bốp nói. Chị nói thật hay và rất xúc động. Nhưng chị vừa thừa nhận tội mạo nhận người nhà nạn nhân và ép nhân viên bệnh viện phạm pháp trước hội đồng kỷ luật rồi. Cô giờ như há miệng mắc quai. Sự chân tình không đúng chỗ của cô hại cô rồi. Cửa phòng họp bật mở, một kỹ thuật viên đem đoạn video quay ở cổng bệnh viện và hành lang bệnh viện vào cho chủ tọa. Vị này bình tĩnh đưa chúng vào máy tính đang để trước mặt. Vậy là cô chắc chết rồi, cô khó có thể chối tội. Nhìn bác sĩ kiến tập kênh kiệu đang ưỡn ngực dương dương tự đắc mà cô đau lòng quá. Cô ấy còn nói thẳng vào mặt cô: một con vô danh tiểu tốt, chưa tốt nghiệp nổi đại học như cô sao dám mắng mỏ cô ấy trước đám đông?... Dáng vẻ và giọng điệu thì kiên quyết muốn khép cô vào khung hình phạt cao nhất rồi. Sao cô đen đủi lại quát phải con gái rượu của quan chức bệnh viện chứ.
Vị cứu tinh và quỹ từ thiện
Mắt cô chợt lóe sáng, cô nghĩ đến chú Toàn, chú ấy chắc là rất có uy tin trong bệnh viện này. Nhất định chú ấy sẽ xin giúp cô. Rồi cô nói to: xin lỗi tôi muốn gặp chú Trần Thành Toàn? Tất cả hội đồng kỷ luật tỏ ra kinh ngạc không biết cô định ra chiêu gì?
Cô nhắc lại, giọng dõng dạc, oai nghiêm: Tôi muốn gặp bác sỹ Trần Thành Toàn, trưởng khoa sản bệnh viện này thời điểm cách đây khoảng 2 năm. Một bác sĩ trưởng khoa nổi tiếng nhân đức dù thuyên chuyển đi đâu hẳn các vị cũng biết chứ? Làm ơn giúp tôi gặp chú ấy?!...
- Cả phòng họp im lặng, vị chủ tọa ôn tồn: Cháu muốn gặp bác sĩ Toàn để làm gì vì bác ấy không biết cháu?
- Chú ấy không biết cháu, nhưng mà cháu đến bệnh viện này hôm nay còn có một lý do nữa là kiểm tra và giám sát quỹ từ thiện của thầy Trần Thành Nam do chú ấy điều hành theo lời ủy thác của thầy Nam trước khi qua đời. Việc này cháu cần làm ngay trước khi bị cả bệnh viện này tống cháu vào tù vì tội cứu người! Cô gai góc nói!
- Cả phòng họp im lặng nhìn nhau, họ mặc kệ đôi mắt bất lực và cầu cứu của cô.
- Vị chủ tọa đỏ mặt nhưng vẫn ôn tồn nói: Cháu muốn đưa ra ý kiến gì với cái quỹ từ thiện đó?
Cô đang rất căng thẳng nói sẵng: xin lỗi chú không phải là chú Toàn mà hỏi cháu điều ấy. Và cô sực nhớ ra, có thể chú ấy chính là Trần Thành Toàn. Trông mặt chú ấy coi bộ cũng phúc hậu, nhân từ và điềm đạm. Chú ấy nổi tiếng tài giỏi và nhân hậu, đang là trưởng khoa lớn của bệnh viện lại được anh họ mình là thầy Trần Thành Nam giao cho toàn bộ gia sản để làm từ thiện trong cái bệnh viện này. Nên chắc chắn uy tín của chú ấy sẽ lên như diều gặp gió. Và việc đang ngồi ở vị trí chủ tọa kia là hoàn toàn có thể.
- Cô mạnh dạn hỏi chú chủ tọa, xin lỗi thưa chú, chú có phải chú Trần Thành Toàn không ạ? Mọi người đều có bảng tên trên bàn, chỉ có chú là không?
- Chú ấy đang lù dù xúc động về người quá cố, một thoáng giật mình và nói: Phải ta chính là Bác Sĩ Trần Thành Toàn. Cháu có điều gì muốn nói với ta về quỹ từ thiện mà ta đang điều hành thì cứ nói. Còn việc cháu có tội hay không phụ thuộc vào kết luận điều tra của bên công an. Bệnh viện chỉ xem xét kỷ luật đồng chỉ trưởng khoa sản vì hành vi thiếu y đức bỏ mặc bệnh nhân trong lúc nguy kịch dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là bệnh nhân tử vong tại chỗ. Nhưng tại thời điểm xẩy ra vụ việc, đồng chí trưởng khoa đã xin nghỉ phép vì vậy tôi kết luận việc kỷ luật này là không đủ căn cứ theo quy định của bệnh viện. Tuy vậy, đồng chí trưởng khoa sản cũng cần nghiêm khắc tự kiểm điểm bản thân, không để tình trạng như vậy xẩy ra lần nữa.
Hội đồng kỷ lật òa nên vui sướng, chị trưởng khoa trẻ đã lấy lại bình tĩnh lại càng trở lên xinh đẹp và tha thướt trong chiếc áo Blu trắng. Chị đứng lên và cảm ơn hội đồng kỷ luật, cám ơn vị đại diện gia đình nạn nhân ( là cô) và hứa sẽ nghiêm túc rút kinh nghiệm. Phải rồi, cô đang là người thân duy nhất của đứa bé ở đây. Đứa bé là con của nạn nhân, theo tính chất bắc cầu cô là người thân của nạn nhân rồi còn gì. Nghĩ vậy nhưng lòng cô không khỏi xót xa, vụ việc của cô đã bị trình báo ra phía bên công an. Sự trong sạch trên lý lịch và vận mệnh của cả cô và đứa bé đều phụ thuộc vào kết luận của họ. Giọt nước mắt xót xa cho cô và đứa bé lăn dài. Có chị y tá tốt bụng nhắc cô, thì ra nước mắt cô chảy vào mặt bé. Cô vội vàng lau khô nước mắt của mình, đỡ bé lên và hôn khô những giọt nước mắt đọng trên má bé. Một cử chỉ nhỏ nhưng khiến một vài cô y tá cũng sụt sùi thương xót. Tiếc là họ không có quyền lực đủ để giúp cô thoát khỏi vụ việc này.
- Đứa bé lại say ngủ, còn cô say mê chấn chỉnh quỹ từ thiện: Cô thẳng thắn: Cháu thấy quỹ từ thiện chú đang vận hành không tốt, trái với ý nguyện khi còn sống của thầy Trần Thành Nam . Cả phong họp tròn xoe mắt kinh ngạc trước lời lẽ sắc bén và có vẻ hơi thô lỗ với vị chủ tọa đầy tôn kính.
- Cô mặc kệ, cô phải hoàn thành việc ủy thác của thầy thái Trần Thành Nam ngay, vì có thể chỉ ít phút nữa thôi. Cánh cửa phòng họp kia bật mở. Một đồng chí công an trong sắc phục mà cô yêu thích sẽ xuất hiện và tra một còng số 8 vào tay cô và đưa cô đi. Chỉ nghĩ thế thôi, cô đã thấy rùng mình và lạnh gáy. Đứa bé sẽ khóc ré lên cho mà xem,….
- Cô tiếp: Thầy Nam đã viết Email dặn chú tỷ mỉ những việc cần làm, đã hai năm rồi chú không kiểm tra email hay sao?
- Email? Vị chủ tọa rất kinh ngạc!
- Vâng, Email, lẽ nào Thầy Nam đã không nói gì với chú về việc này? Thầy ấy đã gửi email vào hòm thư Tranthanhnam666@ gmail.com cho chú. Mật khẩu của hòm thư chính là ngày sinh tháng đẻ của chú?
- Cô thoáng băn khoăn, như vậy thì chính thầy Nam đã lập ra email này, chưa kịp nói cho chú Toàn biết, và suốt 2 năm qua chú ấy không hề biết ý nguyện của thầy Nam là gì. Chú ấy chỉ nghĩ thầy Nam là nhà giáo vì vậy quỹ từ thiện của thầy Nam được dùng cho các hoạt động văn hóa tâm linh trong bệnh viện như: hỏa táng và mua đất chôn cho xác người vô danh, tặng áo sơ sinh cho các bé mới chào đời….
- Một chị phụ nữ xinh đẹp tiến đến trợ giúp chú Toàn mở email của thầy Nam gửi, chả biết thầy ấy viết gì nhưng cả cô ấý và chú Toàn đều giật mình và nhìn cô với ánh mắt kiêng nể.
- Chú Toàn lại ôn tồn nói: Thế ý kiến của cháu về việc dùng quỹ đó như thế nào?
- Cô cũng ôn tồn: Theo cháu việc chú đang dùng số tiền ấy để hỏa táng và mua đất cho nạn nhân vô danh là hơi lãng phí. Vì đất để làm mộ ở Hà Nội là rất đắt. Cháu nghĩ tốt nhất là ta lên gửi tro cốt của người vô danh gửi vào chùa. Số dư ra đó có thể làm được rất nhiều việc hữu ích khác để năng xê cho hình ảnh trường Nghiệp Vụ I tại đây.
- Mọi người ồ lên, và đều cho rằng điều ấy thật hợp lý.
- Cô tiếp,thầy Trần Thành Nam là một nhà giáo ưu tú và cả cuộc đời thầy cống hiến cho sự nghiệp giáo dục của trường Nghiệp Vụ I, nay là trường cao đẳng công nghệ và kinh tế Hà Nội. Đến cuối đời, toàn bộ gia sản của thầy cũng dành làm từ thiện để phục vụ lợi ích cho trường. Vì trường Nghiệp Vụ I có uy tín tại khu vực Phúc Yên không cao, việc tuyển sinh khá khó khăn. Đối tượng tuyển sinh của trường chủ yếu là các học sinh ở tỉnh vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số … Vì thế chất lượng đầu vào không cao, trường dù cố gắng đào tạo thế nào thì chất lượng đầu ra cũng không cao. Nên thầy muốn dùng toàn bộ tài sản của thầy để làm từ thiện tại bệnh viện này. Một phần vì có chú là người có thể tin tưởng được. Một phần là để quảng cáo cho trường tại đây, hy vọng trường sẽ thu hút được nhiều sinh viên đầu vào có trình độ văn hóa cao ở Hà Nội
Còn công việc cụ thể thế nào thì cháu muốn giới thiệu với các chú một người phụ trách.
Cô rút điện thoại gọi cho Trần Thành Loan, người cháu gái ruột đáng thương của thầy Trần Thành Nam . Nếu bạn ấy không lẩn trốn thầy, thì thầy đã để lại một nửa gia sản cho bạn ấy rồi. Giờ bạn ấy kiếm sống bằng việc may những chiếc ba lô ở tiệm may nhỏ cổng bệnh viện. Năm phút sau, bạn Loan rụt rè và bẽn lẽn bước vào phòng họp. Đem theo chiếc ba lô làm mẫu như cô đã dặn. Sau khi cô giới thiệu với mọi người về cô ấy thì cô dõng dạc nói:
- Cháu thấy, các cháu bé được sinh ra đều cần túi để đựng đồ đạc linh tinh, và đều cần bỉm để dùng … nên đề nghị chú từ nay sẽ sử dụng quỹ của thầy Trần Thành Nam mua tặng mỗi bé được sinh ra tại bệnh viện này một chiếc ba lô như thế này, và một túi bỉm, một cuốn sổ nhỏ, một chiếc bút chì để ở trong. Trên chiếc ba lô cần in rõ logo và địa chỉ của trường. Chỗ để ghi Tên của bé và mẹ của bé để tránh nhầm lẫn. Bên trong in lá thư thầy Trần Thành Nam viết cho các bé để sẵn trong Email đã gửi cho chú. Và đề nghị chú và các cán bộ nhân viên gọi quỹ này là quỹ: Khuyến học, khuyến tài của thầy hiệu trưởng Trần Thành Nam . Việc các cô chú gọi là quỹ từ thiện tặng áo sơ sinh từ thiện cho các bé khiến một số gia đình khá giả phản ứng xấu vì tự ái. Họ không nghèo hay đáng thương để nhận đồ từ thiện! Và toàn bộ việc mua sắm phục vụ cho quỹ này giao cho bạn Trần Thành Loan. Cũng là cháu gái ruột của thầy Trần Thành Nam . Nếu không vì một số điều kiện khách quan không cho phép. Thầy Nam đã để lại một nửa gia sản cho bạn ấy…
- Loan đang run rẩy đứng bên cạnh cô từ nãy, kéo tay cô nói nhỏ: Sao bạn dám nói quyết đoán thế. Nhỡ chú ấy không đồng ý thì sao?
- Cô cả quyết, trên di chúc của thầy Nam, tớ là người quản lý số 1, Chú Toàn là người quản lý số 2. Nếu ý kiến của tớ chú Toàn không đồng ý nhưng vẫn phải theo tớ, bạn yên tâm đi. Từ nay bạn sẽ có việc đều và ổn định rồi..
- Chú Toàn ôn tồn và quyết đoán nói, được rồi chú đồng ý với ý kiến của cháu. Cháu còn ý kiến gì nữa không?
- Dạ cháu còn ý kiến nữa là cháu muốn ủy thác cho Tiến Sĩ Hoàng Thị Hoài thực hiện việc giám sát thực hiện quỹ này thay cháu. Vì bản thân cô ấy cũng đang là người bảo trợ ở trại trẻ mồ côi. Và hàng tháng trích từ quỹ ra một khoản tiền bằng một suất lương công chức để trả cho chú và cô Hoài. Khoản này coi như để bồi dưỡng sức khỏe cho sự vất vả của chú và cô giáo khi vận hành quỹ này ạ. Cháu xin hết ý kiến. Cả hội trường vỗ tay ròn rã. Chú Toàn cũng nở một nụ cười rất hiền lành. Cửa phòng họp bật mở, mặt chú Toàn tái mét, cả phòng họp đổ dồn mắt ra phía cửa…
Cái kết có hậu
Anh Dũng cô chưa kịp thốt nên thì anh hùng dũng oai nghiêm giơ lên tấm thẻ nghành công an để tự giới thiệu mình. Và dõng dạc tuyên bố: Theo kết quả điều tra của bên công an, lời khai của đồng chí Nguyễn Hoàng Lan là hoàn toàn đúng sự thật. Đồng chí ấy vô tôi. Rồi anh quay sang cô nói trong nghẹn ngào: Chúc mừng em, em hoàn toàn vô tội…. Thật may là anh phụ trách vụ này. Cô biết là anh đã giúp cô. Cô đưa một cánh tay còn lại ôm vào cổ anh. Cảm ơn anh. Anh thật tốt với em. Anh cốc trán cô một cái, nói ngọt ngào. Được rồi, cô em gái ngốc của anh. Anh phải đi rồi. Rồi anh quay ra hội đồng kỷ luật nói: xin phép các đồng chí, chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ ở đây và đi thẳng.
Chú chủ tọa tuyên bố giải tán buổi họp trong tiếng vỗ tay của mọi người. Chị bác sĩ kiến tập kiêu căng vẫn còn phùng phỉu chưa ưng thuận. Cô nhẹ nhàng nhưng trịnh trọng xin lỗi cô ấy và cố giải thích đó là một tình huống bất đắc dĩ. Cô cũng chỉ vì muốn cứu sống đứa bé thôi. Chị ấy không hài lòng, nhưng cũng chẳng làm gì được đành cười xòa cho qua. Mọi người đều vui vẻ trở về vị trí làm việc của mình. Cô bế đứa bé đứng ở hành lang trước cửa phòng bệnh của chị gái mà lòng đầy trăn trở suy tư.
Gia đình bệnh nhân chắc chắn không kiện cô vì đã mạo danh họ yêu cầu mổ tử thi để cứu con cháu họ rồi. Nhưng cô sẽ đối mặt với gia đình mình thế nào khi đem về nhà một đứa bé sơ sinh. Còn tiền sữa của bé cô sẽ giải quyết ra sao. Trong túi cô, tuy không đếm nhưng mà số tiền còn lại chẳng đáng là bao. Còn tiền trả người phụ nữ cho sữa nữa! Ôi, thật là đau đầu.
Một chị y tá bước đến rúi vào tay cô một chiếc điện thoại di động và nói: Chị là người nhà của bệnh nhân à, đây là tài sản của bệnh nhân có người nhặt được đem trả. Chắc là trong lúc hỗn loạn có người tiện tay chôm chỉa bây giờ thấy xấu hổ đem trả lại đây mà. Cô mặc kệ, nói cám ơn và vui mừng cầm lấy điện thoại, tìm người thân của nạn nhân để thông báo.
Mất một lúc cô mới tìm được danh bạ của cái điện thoại có vẻ rất hiện đại này. Đây rồi – chồng yêu. Cô chắc chắn đây là số điện thoại của chồng chị ấy. Tiếng nhạc chờ là một ca từ rất ngọt ngào vang lên: mình ơi, mình không khỏe rồi à!? Tôi vừa gọi cho mình mãi mà không được….! Cô mất mấy giây lúng túng trước sự ngọt ngào và khấp khởi vui mừng, lo lắng của người chồng.
- Xin lỗi em không phải vợ anh, anh phải thật bình tĩnh để em thông báo tin này.
- Tiếng người đàn ông trở lên cứng cáp và mạnh mẽ pha chút lạnh lùng như người trong quân ngũ: Vâng tôi đang rất bình tĩnh đây, chị có thể nói cho tôi biết có chuyện gì xẩy ra mà chị lại cầm điện thoại của vợ tôi được không?
- Dạ thưa anh, chị nhà bị tai nạn ở cổng viện phụ sản trung ương I,
- Hả, chị nói sao? Trời ơi! Hoa ơi! Tiếng người đàn ông đau đớn thốt lên.
- Giờ cô ấy sao rồi? Còn con của chúng tôi nữa? Họ sao rồi!?....
- Xin anh bình tĩnh! Con trai anh vẫn còn sống và khỏe manh,.... Nhưng rất tiếc … chị nhà đã qua đời rồi ạ!...
- Em vì mạo danh người nhà nạn nhân ký nhận việc mổ tử thi để cứu đứa bé nên đang bị bệnh viện họ kiện. Biết anh đang rất đau lòng nhưng khi vào bệnh viện nhớ ký giấy xá miễn trách nhiệm cho em. ….
Chẳng biết người đàn ông đó có nghe thấy không. Nhưng mà cô vừa thoát được mớ rắc rối bị kiện caó và việc nuôi dưỡng một đứa bé khi chính cô đang sống phụ thuộc vào người khác là cô vui lắm rồi.
Lòng cô bỗng dậy lên tình yêu với đứa bé, cô thật lòng không muốn rời xa nó. Cô muốn bế nó chạy trốn về quê. Cô muốn người đàn ông ấy đừng đến. Đứa bé này là của cô. Chính cô đã mạo hiển cả danh dự và tương lai của mình để nó được chào đời. Cái cảm giác được làm mẹ khiến cô thật hạnh phúc. Nhưng mà đứa bé mà ở với cô nó sẽ chịu khổ. Cô sẽ nuôi nó học đại học ra sao? … Gia đình nó có vẻ giàu có, chắc chắn nó sẽ có nhiều điều kiện nuôi dưỡng và giáo dục tốt. Hơn nữa người thân của nó vừa mất đi mẹ nó, may mà còn có nó là niềm an ủi. Cô không thể tước đi điều đó từ họ. Và đứa bé thuộc về họ là đúng. Trừ khi cô không tìm được họ thì dù có bán nhà, bán đất và bỏ rở việc học hành thì cô vẫn sẽ cố gắng lo cho nó một cuộc sống tốt đẹp nhất. Mải suy nghĩ miên man cô thấy một phụ nữ trên 50 mặt vô cùng thểu não từ phía cuối hành lang bước ra nói với người phụ nữ bên cạnh: họ vừa nói mẹ chết, cháu được cứu sống mà bây giờ nói cháu cũng chết nốt do bị hạ thân nhiệt. Cô quay ra, chuyện sống chết ở bệnh viện lớn thế này chắc là như cơm bữa. Nhưng hộp sữa người phụ nữ đó cầm là sữa dành cho trẻ sơ sinh mà cô đang rất cần. Cô lập tức chặn bà ấy lại và xin mua lại hộp sữa đó. Bà ấy mếu máo: thôi cho cô này! Con tôi chết, cháu tôi cũng chết rồi tôi còn gì để sống nữa đâu mà mua với bán. Rồi bà ấy dúi hộp sữa vào tay cô. Cô mừng vui khôn xiết. Vậy là đứa bé chắc chắn được cứu rồi. Nhưng cô vẫn lấy hết tiền trong người đưa cho bà ấy và nói: Cháu cảm ơn bà, chắc hộp sữa này đắt tiền lắm. Nhưng cả người cháu chỉ còn ngần này tiền thôi. Xin bà cầm tạm. Dù sao cháu của bà cũng mất rồi. Cứ coi như bà làm phúc thôi ạ. Mặt bà ấy giãn ra một chút và cầm tiền bỏ vào túi. Nhưng người phụ nữ đi cùng có vẻ tỉnh táo hơn nói: Chị này ăn nói hay nhỉ? Hộp sữa của người ta giá hàng triệu mà chị trả có mấy đồng lẻ thế thôi hả. Rồi đòi người phụ nữ kia trả lại tiền đem sữa về vì cho rằng bị cô sỏ lá? Nhưng mà bà ấy òa khóc chạy về phía nhà xác. Thế là cô thoát nạn, sung sướng đến phát khóc. Trong phút chốc cô cảm nhận sâu sắc tình yêu thương, trách nhiệm và cả sự khốn khó của một bà mẹ không có tiền.
Rồi một người đàn ông bước tới phía cô, thoáng nhìn thì anh ấy đúng là xứng đôi vừa lứa với chị nạn nhân. Nhìn anh như bức tượng đồng trắng. Lạnh lùng, vô cảm khiến cô nghĩ không biết anh ấy có hít thở hay không? Mặt anh nhang nhác đứa bé trong tay cô. Cô đoán đó là bố đứa bé. Anh lại gần đưa tay đón đứa bé và nói mọi chuyện với bệnh viện đã xong. Anh cám ơn cô và xin nhận con về. Thật lòng cô không muốn rời xa đứa bé một chút nào nhưng cũng buộc phải thế thôi. Cô không có quyền giữ đứa bé. Nhưng để chắc chắn cô đề nghị anh cho xem nhẫn cưới. Chắc anh tưởng cô đòi được trả công bằng cái nhẫn cưới vội tháo ra đưa cho cô và nhận lấy đứa bé. Cô so hai cái nhẫn hoàn toàn giống nhau, ngày cưới và tên ở bên trong nhẫn cũng trùng khớp. Bèn đưa cả chúng cùng điện thoại và sữa cho anh ấy. Cô chẳng nói được điều gì nữa. Cảm giác như người ta vừa ôm đi một khúc ruột của cô vậy. Mấy người chạy tới cùng đón đứa trẻ, họ sữa sữa đường đường gì không biết. Còn cô như muốn quỵ ngã. Có người vỗ nhẹ vai cô, khi cô quay lại thì người phụ nữ khi nãy đang bế đứa bé của cô. Mắt bà ấy không dời khỏi đứa bé mà nói. Gia đình tôi xin cảm ơn cô, muốn xin cô đặt tên cho cháu! Một người gầy cao thì lao đến miệng bô bô, cháu người ta vẫn sống mà dám bảo chết rồi làm chị ấy bán rẻ mất hộp sữa được có mấy trăm nghìn. Và cô ấy ơ, a ngạc nhiên khi người mua được hộp sữa đó lại chính là cô, và mua sữa cho cháu của họ. Cô thì mừng rỡ xin phép bà ấy cho cô được bế cháu bé thêm một lần nữa. Cô bế bé vào lòng, và cái đầu thông minh của cô lại hoạt động. Cô với tay lấy mảnh giấy có số điện thoại và địa chỉ người sẽ cho bé bú sữa. Và đưa cả mảnh ra của cua y tá bất nhân đã hất mạnh chị nạn nhân xuống bàn đầy vì tội chị ấy dám va chạm gây hôn mê bất tỉnh cho mẹ trưởng khoa. Nguyên nhân chính gây ra cái chết không phải từ chị ấy. Nhưng mà y đức của chị ấy có vấn đề. Và chị nạn nhân đã qua đời ngay sau đó trong cơn hoảng loạn. Cô muốn tóm cô ta lại nhưng mà cô ta đã chạy thoát, chỉ giữ được mảnh da. Cô chẳng biết đặt tên gì cho đứa bé là gì? Mà chỉ nghĩ đứa bé này thật đáng thương. Chưa kịp ra đời đã mất mẹ thế nên bé phải kiên cường lên. Thế là cô gọi bé là Kiên Cường.
Thời gian trôi đi, thoáng một cái đã ba năm. Trong quãng thời gian ấy nhiều lúc cô nhớ quay quắt đứa bé. Tiếc là không có địa chỉ của bé để cô đến thăm. Nhưng cuộc sống cơm, áo, gạo, tiền của một sinh viên nghèo đã cuốn lấy cô. Những bài vở và cả những kỳ thi đã chiếm lấy tâm trí cô. Khi cô chuẩn bị tốt nghiệp đại học thì cô khá bất ngờ nhận được điện thoại của bà bé. Hóa ra là bé bắt đầu đi học mẫu giáo. Bà cám ơn cô, nói lời cáo lỗi vì trong lúc mất mát có điều gì sơ suất mong cô bỏ qua. Còn cô tranh thủ bảo bà trả người phụ nữ đáng thương cô đã nhường lồng ấp cho cháu bà ấy. Vì bà ấy có vẻ nghèo, còn cô thì khá cơ hội trong trường hợp ấy. Dù cô làm điều ấy để có tiền ướp lạnh xác nạn nhân. Và bà ấy trả tiền là hoàn toàn tự nguyện. Nhưng mà điều ấy vẫn cứ áy náy day dứt trong lòng cô bấy lâu. Cô cũng được nói chuyện với thiên thần nhỏ của mình một chút. Đứa bé thật tuyệt vời. Bà của bé nói muốn được trả ơn gì thì nay mai bé lớn bé sẽ trả ơn cô. Vì bà ấy cũng chẳng có gì?! Còn cô, cô nói với bé rằng: Sự trả ơn lớn nhất đối với cô là con khỏe mạnh, vui vẻ, sau này thành đạt và có cuộc sống hạnh phúc. Cô sẽ rất ân hận khi tự đẩy mình vào khó khăn gian khổ vì sự ra đời của con nếu bé trở thành người không tốt . Bé cũng hứa với cô sẽ khỏe, ngoan, hạnh phúc và là niềm vui của bố và ông bà. Trong lòng cô, cô không hề có một chút ý muốn thiên thần nhỏ của cô trả ơn cô gì hết. Cô cũng không muốn nó lớn lên mà mang một gánh nặng ơn nghĩa trên người. Như vậy chỉ khổ bé thôi. Việc giúp bé chào đời là việc đúng lên làm. Và món quà lớn nhất cô đã nhận được là hạnh phúc được làm mẹ bé dù trong khoảng thời gian ngắn. Thiên thần nhỏ của mẹ. Mong con sớm khôn lớn, trưởng thành và làm được nhiều việc có ích cho tổ quốc thân yêu của chúng ta. Mẹ yêu con chỉ kém mẹ ruột của con yêu con một ít thôi.
Tác giả: Thiên Xứ
Tác giả: Thiên Xứ
No comments:
Post a Comment