Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng giữa người với người. Là biểu hiện sinh động của hoạt động tư duy. Từ xưa đến nay, lời ăn tiếng nói vẫn là một trong những tiêu chí quan trọng, để đánh giá mức độ giáo dục của một con người. Học ăn, học nói, học gói, học mở. Nói về cách nhận định con người qua cách ăn nói, các cụ ta đúc rút thành câu ca dao:
Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe
Ai cũng thích sự dịu dàng, nhẹ nhàng, khéo léo, tế nhị. Giao tiếp với những người như thế khiến ta có cảm giác được tôn trọng. Cảm thấy trái tim được yêu thương. Nhất là chất giọng của người nói thật ngọt ngào thì ai cũng muốn nghe theo lời người đó nói. Nói ngọt lọt đến xương mà!
Các cụ ta xưa cũng khuyên người ta ăn nói khéo léo tránh làm tổn thương, mất lòng nhau. Nói khéo đến con kiến trong lỗ cũng phải bò ra. Còn nói về cách ăn nói, các cụ ta đúc rút thành câu ca dao:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Đây đúng là một lời khuyên chí lý. Chẳng có cái gì rẻ mà lại lấy được nhiều lòng của người khác như lời nói. Sao cứ phải đao to búa lớn, mồm miệng quang quác như vịt bầu để làm gì? Đã không được gì rồi có khi còn bị thiên hạ cười chê nữa. Cách nói ôn tồn, nhỏ nhẹ, chân thành cộng thêm chút khéo léo, tế nhị thì ai cũng yêu mến hết.
Nếu in lặng được ví như là vàng, thì lời nói được ví như là ngọc. Nhưng không phải lời nói nào cũng có giá trị như là ngọc. Nếu nói không đúng lúc, đúng chỗ thì sẽ trở lên vô duyên, gây phản cảm với người xung quanh. Nói nhiều, nói giai, nói dài khiến người khác khó chịu, dần dần sẽ sinh ra sự khinh nhờn và coi thường mình:
Rượu nhạt uống mãi cũng say
Người khôn nói mãi cũng quay ra rồ!
Lờinói là rất quan trọng với người. Khi ăn nói chúng ta cần hết sức thận trọng. Vì một lời lỡ nói ra không đúng sẽ gây ra rất nhiều phiền toái cho ta và những người xung quanh: “ Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy”. Câu thành ngữ: “ Uấn lưỡi bẩy lần trước khi nói ” là có ý bảo chúng ta là cần hết sức cẩn trọng khi phát ngôn.
Nói kiểu gì thì nói, muốn ngọt ngào, khôn khéo, nhẹ nhàng bao nhiêu cũng được. Những điều cơ bản nhất của ngôn ngữ là phải giữ được sự chân thành, đúng đắn. Có câu: “ Nói phải củ cải cũng nghe”. Nếu lời nói không đúng, không tốt thì trở thành lời nói dối, nói giả tạo. Mà một lời nói dối dù có ngọt ngào, khéo léo, dịu dàng đến bao nhiêu thì cũng đáng khinh.
Một lời nói chân thành, đúng đắn, nhẹ nhàng, ngọt ngào, hợp chí người mình cần nói thì ai cũng yêu mến và nghe theo.
Tác giả: Thiên Xứ
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng giữa người với người. Là biểu hiện sinh động của hoạt động tư duy. Từ xưa đến nay, lời ăn tiếng nói vẫn là một trong những tiêu chí quan trọng, để đánh giá mức độ giáo dục của một con người. Học ăn, học nói, học gói, học mở. Nói về cách nhận định con người qua cách ăn nói, các cụ ta đúc rút thành câu ca dao:
Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe
Ai cũng thích sự dịu dàng, nhẹ nhàng, khéo léo, tế nhị. Giao tiếp với những người như thế khiến ta có cảm giác được tôn trọng. Cảm thấy trái tim được yêu thương. Nhất là chất giọng của người nói thật ngọt ngào thì ai cũng muốn nghe theo lời người đó nói. Nói ngọt lọt đến xương mà!
Các cụ ta xưa cũng khuyên người ta ăn nói khéo léo tránh làm tổn thương, mất lòng nhau. Nói khéo đến con kiến trong lỗ cũng phải bò ra. Còn nói về cách ăn nói, các cụ ta đúc rút thành câu ca dao:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Đây đúng là một lời khuyên chí lý. Chẳng có cái gì rẻ mà lại lấy được nhiều lòng của người khác như lời nói. Sao cứ phải đao to búa lớn, mồm miệng quang quác như vịt bầu để làm gì? Đã không được gì rồi có khi còn bị thiên hạ cười chê nữa. Cách nói ôn tồn, nhỏ nhẹ, chân thành cộng thêm chút khéo léo, tế nhị thì ai cũng yêu mến hết.
Nếu in lặng được ví như là vàng, thì lời nói được ví như là ngọc. Nhưng không phải lời nói nào cũng có giá trị như là ngọc. Nếu nói không đúng lúc, đúng chỗ thì sẽ trở lên vô duyên, gây phản cảm với người xung quanh. Nói nhiều, nói giai, nói dài khiến người khác khó chịu, dần dần sẽ sinh ra sự khinh nhờn và coi thường mình:
Rượu nhạt uống mãi cũng say
Người khôn nói mãi cũng quay ra rồ!
Lờinói là rất quan trọng với người. Khi ăn nói chúng ta cần hết sức thận trọng. Vì một lời lỡ nói ra không đúng sẽ gây ra rất nhiều phiền toái cho ta và những người xung quanh: “ Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy”. Câu thành ngữ: “ Uấn lưỡi bẩy lần trước khi nói ” là có ý bảo chúng ta là cần hết sức cẩn trọng khi phát ngôn.
Nói kiểu gì thì nói, muốn ngọt ngào, khôn khéo, nhẹ nhàng bao nhiêu cũng được. Những điều cơ bản nhất của ngôn ngữ là phải giữ được sự chân thành, đúng đắn. Có câu: “ Nói phải củ cải cũng nghe”. Nếu lời nói không đúng, không tốt thì trở thành lời nói dối, nói giả tạo. Mà một lời nói dối dù có ngọt ngào, khéo léo, dịu dàng đến bao nhiêu thì cũng đáng khinh.
Một lời nói chân thành, đúng đắn, nhẹ nhàng, ngọt ngào, hợp chí người mình cần nói thì ai cũng yêu mến và nghe theo.
Tác giả: Thiên Xứ
No comments:
Post a Comment