Friday, April 3, 2015

Câu truyện Quan văn và quan võ

                    Thủa xưa, các triều đại phong kiến Việt Nam đều có hai loại quan rất rõ ràng, đó là quan văn và quan võ. Hai loại quan này đại diện cho sức mạnh và trí tuệ của triều đình. Việc tuyển mộ đối  với hai loại quan này cũng rất khác nhau. Một bên thi võ, một bên thi văn. Các cấp bậc, phẩm hàm của họ cũng tương tự nhau.
Tuy cùng là quan trong triều đình, nhưng hai loại quan này vốn không ưa nhau. Một bên thì chuyên về sách vở, triết lý, thơ ca. Một bên thì chuyên về cưỡi ngựa, bắn tên, múa kiếm. Quan văn thì thầm chê quan võ là hạng " võ biền", hữu dũng vô mưu. Quan võ thì thầm chê quan văn là " sức thư sinh trói gà không chặt"... Thế nhưng ngoài mặt họ vẫn rất tươi cười, hớn hở và cư xử tử tế với nhau, nhất là trước mặt vua.
                     Một lần, nhà vua triệu kiến các quan vào trầu để tuyên bố ban chức Cuận Công cho một vị quan võ tên A Hổ. Vị quan văn tên A Mẹo vốn là quan đồng cấp với  quan võ A Hổ, lấy làm ghen ghét trong lòng. Trên đường vào kinh sư, cả hai quan văn và quan võ đều phải đi qua một cánh rừng nhỏ, nơi có những thân cây cổ thụ đổ ngang phía trên đường đi, trông như những mái vòm bằng thân cây rất đẹp. 
                     Vốn là người lãnh mạn và yêu thiên nhiên, và cũng không thích vào triều sớm. Quan văn A Mẹo xuống đường đi bộ để ngắm cảnh. Đang mải ngắm cảnh thì không may cho quan, một thằng bé chăn trâu đang trèo nghịch trên cây đái xuống, ướt hết triều phục của quan. Quân lính hùng hổ lao tới tóm gọn thằng bé, rồi bắt nó quỳ mọp trước mặt quan chờ quan sử tội. Nhìn thằng bé đang run lẩy bẩy trước mặt quan quân. Quan văn A Mẹo bỗng nảy ra một kế. Ông ta nhẹ nhàng đến bên cậu bé, nâng nó dậy và quát lạt đám lính vì tội dám làm cậu bé thông minh như thế run sợ. Quan còn khen ngợi cậu bé hết lời vì bạo dạn, đùa hay dám đái cả vào người quan lớn. Sau này nhất định cậu bé sẽ thành quan to. Ông còn lấy một quan tiền ra tặng cậu bé với điệu bộ hết sức kính cẩn nghiêng mình, làm mọi người hết sức ngạc nhiên. Cậu bé trăn trâu vốn chẳng biết gì, thấy quan khen và cho tiền thì lấy làm thích chí lắm. Nó nghĩ mình đã làm một việc thông minh và đúng đắn. 
                     Sau khi quát đám lính tránh đường cho cậu bé chăn trâu và nhanh chóng về kinh kẻo chút nữa quan Cuận Công đi tới thì sợ có điều thất kính với quan trên.
                    Quan đi rồi, thằng bé chăn trâu vẫn đứng tần ngần ở đường. Nó suy nghĩ vị quan này bé hơn ông quan sắp đi tới, mà còn cho nó tới một quan tiền vì được nó đái vào người. Thì chắc vị quan to sắp đi tới, sẽ cho nó nhiều tiền hơn. Nó sung sướng leo lên chỗ cũ để chờ phục ông quan Cuận Công sắp đi tới. Nó cũng thấy chuyện này là lạ, nhưng mà cứ được quan khen và cho tiền là nó thích rồi. Nó đợi mãi, trống ngực đập thình thịch. Và từ xa quan võ hiên ngang cưỡi ngựa trắng đi tới. Xung quanh là đám lính nhà quan đem theo võng lọng, cờ quạt trông rất hoàng tráng. Nó cẩn thận đợi quan đi đúng gần chỗ nó mới đái thẳng vào mặt quan. Rồi nhanh nhảu trèo xuống, xô lính tiến đến chỗ quan, giơ tay xin tiền. Ông quan võ này nổi điên, quát lớn: hỗn láo. Rồi tuốt kiếm chém bay đầu đứa bé! Sau đó tiếp tục vào triều.
                      Sau khi được người của mình cho ở lại theo dõi tình hình báo lại sự việc ở phía sau. Quan văn A Mẹo bèn tâu tội trạng lạm sát người vô tội của quan Võ A Hổ. Tất nhiên ông ta đã khéo léo thêm và bớt một số tình tiết. Vua nghe xong cả giận bèn ban lệnh bãi miễn chức Cuận Công của quan võ. Thế là quan văn đắc chí cười thầm. Còn quan võ thì ôm hận trong lòng mà không biết tỏ bày với ai.
                       Dân gian thấy vậy, bèn đặt ra một câu ca:

Quan văn mất một đồng tiền
Làm cho quan võ mất liền Cuận Công

                  K/L: Hãy tránh xa cái bọn đạo đức giả ra. Làm việc gì cũng cần suy nghĩ thận trọng trước sau.

                                                     Tác giả: Thiên Xứ


No comments:

Post a Comment