Monday, September 1, 2014

Chuyện tình người bác sỹ quân y

    Ký ức tuổi thơ

                     Anh Hà, con trai bác tôi là một người đàn ông rất tuyệt vời. Dáng người anh cân đối, khỏe mạnh. Tính tình cởi mở, chân thành. Học vấn thì rất uyên bác. Anh là hình tượng người anh trai mẫu mực trong tôi.
Những dịp nghỉ phép anh thường ghé qua nhà thăm lũ em nhỏ ngốc nghếch của mình. Anh luôn tranh thủ giáo dục tôi về truyền thống yêu nước và hiếu học , làm kinh tế giỏi của dòng họ Lê. Anh coi đó là trách nhiệm của người làm anh. Bởi ba tôi đã qua đời từ khi tôi rất nhỏ. Vì thế trong mắt tôi anh luôn lớn lao và vĩ đại nhất.
                     Tôi nhớ lúc nhỏ thường hay nhõng nhẽo đòi anh kể chuyện ở đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Và anh thì đã kể cho tôi hàng chục lần những câu chuyện của anh và đồng đội của mình chiến đấu, hy sinh và chịu đựng gian khổ tài giỏi cỡ nào, trước kẻ thù luôn lăm le xâm lược. Mỗi lần như thế, tôi thường say mê nghe anh kể về cây bàng vuông, về những mỏm đá. Về những lần anh đi tắm trong lòng biển xanh ngắt luôn tranh thủ bắt được khi thì cá, khi thì bạc tuộc hoặc ít nhất cũng là sò biển, trai, ốc …. Để anh và các đồng đội cải thiện bữa ăn khiến tôi rất phấn khích.
                     Anh kể có lần anh đang ngắm biển thì phát hiện được biệt kích của Trung Quốc luồn trong lòng cát để xâm phạm doanh trại quân ta. Lần đó anh đã lập công lớn và được khen thưởng. Anh còn kể nơi đảo xa đầy nắng và gió biển ấy nước ngọt rất khan hiếm, rau xanh cũng thế. Ai mắc tội lãng phí nước ngọt là một tội rất to. Và anh thì đã thiết kế ra hệ thống lọc nước đơn giản dựa vào cát, đá tự nhiên trên đảo và biến được nước mặn thành nước nợ có thể dùng trong sinh hoạt được……
                     Những câu truyện trên quần đảo xa xôi của tổ quốc, luôn rất hấp dẫn trong đôi mắt trẻ thơ khi ấy của tôi. Dù anh có kể lại nó bao nhiêu lần đi nữa. Tôi luôn tự hào và ưỡn ngực khoe với chúng bạn, rằng mình có anh làm lính ở đảo Trường Sa, Hoàng Sa. Nơi ấy ở xa lắm, ….
                     Tôi còn khoe cả tụi bạn tấm ảnh anh chiến sỹ hải quân vô cùng oan nghiêm và hùng dũng, bên cạnh  tượng đài đắp nổi chữ đảo Trường Sa cũng rất oai nghiêm làm tụi bạn lác cả mắt, còn tôi thì rất khoái chí và tự hào.

Gia đình bác tôi

                     Anh tôi học giởi lắm! Mà gia đình bác tôi ai cũng học giỏi. Các anh luôn là tấm gương cho con em các gia đình khác trong dòng họ noi theo. Vì dòng họ Lê nhà tôi có truyền thống hiếu học từ lâu đời nổi tiếng của làng mà.
                     Bác tôi, thời phong kiến từng là một ông giáo rất nổi tiếng về sự mẫu mực, nghiêm khắc và uyên bác của cả một vùng ven Sông Hồng. Trong thời buổi loan ni, nhìn thấy họ hàng thân tộc của mình bị Pháp và chính quyền tay sai bắt giữ rồi giết hại dã man. Vì họ đi theo cộng sản, theo Bác Hồ, làm du kích! Tận mắt chứng kiến cảnh đói khổ của các chiến sỹ cách mạng non trẻ mà lòng bác xót xa . Vì không đủ tiền bạc để cung cấp lương thực, thực phẩm cho họ. Nhưng bác giận nhất là những kẻ đã theo Việt Minh rồi, nhưng không chịu được gian khổ, và nghe theo lời dụ dỗ của địch, ra đầu hàng giặc. Mỗi lần như thế, lại có rất nhiều bà con, họ hàng những đồng chí cách mạng kiên trung bị bắt, và giết hại dã man do chúng khai ra. Nghĩ đi, nghĩ lại với bao đêm dài trăn trở. Rồi bác xin làm Trương Tuần tay sai cho thực dân Pháp. Ban đầu bác đã chịu đựng bao sự sỉ nhục của họ hàng, bạn hữu. Vì người như bác, lại đi làm cái công việc mạt hạng ấy, để có nhiều tiền bạc.
                     Nhưng rồi tất cả cũng im bặt, và xót xa cho thân bác phải chịu nhục. Nhưng những đồng chí cách mạng, du kích đã có cơm ăn no, sung ống  đàng hoàng. Nhờ bác làm trương tuần, mà khi mật thám báo đến, bác luôn cho người dẫn các đồng chí cách mạng đi trốn khỏi những vị trí đã bị phát hiện. Những tên đã phản lại cách mạng mà bác biết. Lập tức bị bác bắt trói, giao cho quan tây xử lý vì tội “ làm cộng sản” . Và  chúng đều bị trừng trị thích đáng. Nhờ vậy mà lực lượng cách mạng tại quê tôi rất vững mạnh, kiên trung một lòng theo đảng, theo Bác Hồ.
                     Hòa bình lập lại, rất nhiều người dân tỏ ra ái ngại. Sao nhà Cụ Trương nổi tiếng vì nhiều thành tích diệt Cộng ngày nào, lại vẫn yên bình? Thì các đồng chí cách mạng lão thành, với đầy huân trương trên ngực của ta. Hồ hởi nói rằng: Cụ Trương là người của ta, cài vào làm tay sai cho địch để có nhiều tiền bạc ủng hộ cách mạng. Biết được thông tin nội bộ của địch báo cho bên ta. Biết được ai đã ra đầu hàng cho địch, ai là Việt gian trà trộn vào hàng ngũ của ta. Những kẻ ấy đều bị bác bắt và mượn tay quan tây trừng trị hết. Vì thế mà các đồng trí của ta được an toàn. Từ đấy dân làng thêm tôn trọng và kính phục gia đình bác. Bác chỉ cười và mong bà con dân làng đừng gọi bác là Cụ Trương nữa, gọi bác là ông giáo như xưa thôi. Nói vậy, nhưng dân làng vẫn gọi bác là Cụ Trương. Một phần vì theo thói quen. Một phần thì họ nghĩ, gọi như vậy thì đã làm sao?  Gọi thế họ lại càng nhớ, nhờ công ơn chịu nhục của bác. Mà xóm làng được bình yên, du kích có cơm ăn, áo mặc, quân tư trang. Đồng chí của ta thoát khỏi sự truy nùng của địch. Và bọn Việt gian bị trừng trị thích đáng!

                     Còn tôi, từ nhỏ tôi rất tôn phục bác. Mỗi dịp năm mới bác luôn tranh thủ dậy tôi ngoan, chăm học và làm những việc có ích cho tổ quốc, làng xóm, gia đình, bản thân.


Anh Hà và chị Hương

                     Năm anh Hà tôi thi vào học viện quân y và đỗ thủ khoa. Cả nhà mừng rỡ. Ước mơ của anh là hiến dâng tuổi trẻ cho đất nước và chữa bệnh cứu người. Bác tôi  vốn rất hài lòng về người con trai ưu tú và rất có lễ độ này.
                     Tốt nghiệp đại học với tấm bằng suất sắc. Nhà trường muốn giữ anh lại làm giảng viên. Nhiều viện quân y muốn mời anh về công tác . Nhưng anh viết đơn tình nguyện ra đảo Trường Sa công tác . Đã có  rất nhiều sự ngỡ ngàng của bạn bè, người thân và đồng nghiệp. Khi được hỏi,  anh chỉ mỉm cười nói rằng: Anh xin đến đó công tác chỉ đơn giản là đồng bào và chiến sỹ nơi ấy đang rất cần bác sĩ. Và  anh còn muốn gây một tiếng vang thức tỉnh nhiều người khác. Đừng chỉ chăm lo cuộc sống cơm, áo, gạo tiền cho riêng mình. Hãy biết hiến dâng cho đất nước. Ước mơ của anh khi đó là tại nơi đầu sóng ngọn gió của đất nước, sẽ không bao giờ trắng bác sĩ cả.
                     Ngày anh ra đi, hai bác tôi buồn lắm. Bác chẳng hài lòng chút nào. Nhưng vì đất nước, vì nhân dân bác đành rằn lòng im lặng. Hơn nữa thời hạn cũng có 3 năm.
                     Chị Hương người yêu anh thì hết lòng ủng hộ lý tưởng cao cả của anh. Họ đúng là một cặp trời sinh. Bác gái chẳng ưng thuận chị lắm. Vì dù sao anh tôi đường đường là một bác sĩ quân y, học hành thì luôn suất sắc. Gia đình thì gia giáo, nề nếp. Còn chị ấy dù có ngoan ngoãn, hiền lành chăm chỉ. Xinh đẹp và duyên dáng đến đâu cũng chỉ có học vấn hết lớp 9, ở nhà làm thợ may. Gia cảnh lại nghèo, bố thì mất sớm… Lại thêm chuyện chị không giữ anh Hà ở lại cho bác. Nên bác càng ghét chị hơn. Bác cho rằng chị là người không đứng đắn khi chơi với chị gái tôi. Vì chị gái tôi là người không đàng hoàng và đứng đắn trong chuyện tình cảm trai gái. Thật ra chị Hương thuộc mẫu phụ nữ đoan trang, đàng hoàng và tiết hạnh. Tôi rất yêu quý chị. Chị cũng rất thương tôi. Chị chơi với chị gái tôi, đơn giản là hai người ấy cùng tuổi. Từng học chung lớp và đều ở nhà làm thợ may. Hơn nữa, chị gái tôi là em họ anh Hà….
                             Yêu nhau, yêu cả đường đi.
                      Ghét nhau, ghét cả tông chi họ hàng…

Vì thế nên chị cũng hay qua nhà tôi thăm hỏi, chơi bời và hỏi thăm tin tức của anh Hà.
                     Tôi vẫn nhớ nụ cười rất tươi với cái răng khểnh duyên dáng của chị. Nhớ cả mái tóc dài mượt, nàng da mịn màng trắng hồng của chị. Đôi mắt chị luôn xanh thẳm như mặt nước mùa thu. Đôi bàn tay búp măng thì thêu, thùa, khâu vá rất khéo léo, chuyên cần …. Những cái ấy đâu có  quý hóa gì cho lắm với bác gái tôi. Một người phụ nữ cả đời gắn với đồng ruộng. Trong mắt bác, chị Hương không được chân chất cho lắm, lại còn là gái thiên hạ.
                     Thế nhưng trong mắt các chàng trai làng chị, chị là hoa khôi. Họ săn đón chị, chị kiên quyết từ chối. Quyết tâm giữ trọn tấm lòng chung thủy với chàng lính nghèo đang ở nơi đảo xa. Vì thế mà chị Hương đã đắc tội với Tú. Cậu công tử bột quen được cưng chiều của vị chủ tịch xã khét tiếng giàu có và quyền lực.  Họ dụ dỗ cho nhà cửa đất đai, rồi sắm sang tiện nghi đầy đủ cho chị khi chị về làm dâu  mãi không được. Họ sinh ra đe dọa và hãm hại gia đình chị.
Chuyện sau lũy tre làng
                     Bố chị Hương cũng mất sớm, mẹ chị trước đây là một chiến sĩ biệt động trung kiên. Trong một lần vượt qua mưa bom, bão đạn để báo tin mật cho chỉ huy quân ta. Mẹ chị bị hơi bom ép làm cho mất toàn bộ hai hàm răng. Nói năng khi không có răng giả trở lên rất khó nghe. Rồi trong lần đưa dấu cán bộ trong rừng sâu. Mẹ chị mất hết giấy tờ tùy thân. Đồng đội chết gần hết. Mẹ chị nghĩ mình còn sống, được nhìn thấy cảnh đất nước thái bình độc lập là may mắn hạnh phúc lắm rồi. Đất nước sau chiến tranh lại rất nghèo. Điều kiện thông tin liên lạc rất hạn chế. Việc làm lại giấy tờ trở nên rất khó khăn. Thế là bà Chẳng quan tâm đòi hỏi gì nữa….
                     Dụ dỗ chị Hương làm con dâu mãi chẳng được. Gia đình ông chủ tịch xã quay sang ép mẹ chị Hương. Biết được việc mẹ chị có tham gia kháng chiến nhưng bị mất giấy tờ. Ông Khánh chủ tịch xã ngỏ ý muốn làm lại giấy tờ cách mạng  cho mẹ chị. Với lại mẹ chị mà trở thành lão thành cách mạng thì cũng đẹp mặt với thiên hạ khi hai nhà kết thông gia. Chuyện đôi trẻ không thành. Do chị Hương kiên quyết giữ tấm lòng chung thủy với anh Hà. Ông đưa ra điều kiện: một là chị Hương phải đồng ý cưới cậu quý tử , đang dở điên dở khùng vì si mê chị Hương. Hai là ông ta sẽ dùng quyền lực và các mối quan hệ của mình đưa mẹ chị vào tù và còn ghép cả tội làm gián điệp cho bác Hòa mẹ chị nữa. Nếu mẹ chị bị như vậy, thì chắc chắn một gia đình giàu truyền thống cách mạng và cả nhà là cán bộ nhà nước như gia đình Anh Hà sẽ nhất không cho hai người kết hôn. Lúc ấy chị Hương chỉ có nhỡ dở một đời!...
                     Họ tưởng  dùng thủ đoạn có thể ép được mẹ chị Hương. Nhưng không, họ càng làm thế bà càng thấy rõ bụng dạ xấu xa và coi thường nhân cách người khác của họ. Mẹ chị càng cảm thấy rất lo lắng nếu chị Hương trở thành con dâu họ. Vì thế mẹ chị lại hết lòng ủng hộ tình yêu trong sáng, không vụ lợi, của chị Hương với chàng lính nghèo, giàu phẩm hạnh nơi hải đảo xa xôi của tổ quốc. Bà gạt nước mắt khuyên chị đừng sờn lòng vì quyền lực. Đừng vì bà mà lỡ dở chuyện tình yêu.  Bà cũng già rồi. Mang thân tù tội thì đã sao? Chỉ cần bà một lòng trong sạch  theo đảng  . Chỉ cần bà sống mà không phải xấu hổ với những đồng chí đã hi sinh. Chỉ cần bà con, hàng xóm luôn tin yêu bà. Bà chả sợ gì hết. Bà cũng không tham mấy cái hư danh. Hạnh phúc lớn nhất của đời bà hiện tại là được thấy con cái được ăn học đàng hoàng, có gia đình hạnh phúc. Chị Hương đã phải nghỉ học sớm đi làm lấy tiền phụ mẹ nuôi em ăn học. Bà đã rất thương chị Hương rồi. Nên bà kiên quyết ủng hộ tình yêu của chị Phương.
                     Thế là năm ấy bà bị gia đình kia hãm hại thật, họ vu khống bà là gián điệp cho địch. Nhưng không đủ bằng chứng kết tội. Nên họ đã kết tội bà mạo nhận là cán bộ cách mạng. Bị tù treo 12 tháng. …
                     Đúng như ông Khánh dự kiến, đây trở thành lý do khiến gia đình bác tôi kiên quyết phản đối cuộc hôn nhân của anh Hà và chị Hương. Dù họ yêu nhau thắm thiết. Tình yêu của họ đã vượt qua muôn trùng khơi cách trở, những năm tháng đằng đẵng đợi chờ. Họ vẫn kiên quyết yêu nhau!  Vậy mà khi ở ngay cạnh làng nhau, tình yêu của họ thật sự gặp phải cơn sóng dữ.
                     Vì trong lòng bác tôi từ trước đã nghĩ: chị Hương không xứng đáng với anh Hà. Giờ thì gia đình chị  lại có lý lịch đen, tình nghi là phản động.  Không môn đăng hộ đối chút nào với gia đình bác. Hơn nữa, con đường hoạn lộ của anh và cả gia đình bác sẽ bị ảnh hưởng nếu kết thông gia với gia đình ấy. Xem ra chiêu bài của ông chủ tịch Khánh quả cao minh. Không ăn được thì đạp đổ.

Kẻ thứ ba xấu xa
                     Họ vẫn yêu nhau, và kiên trì thuyết phục gia đình. Mọi người đã có ý xuôi xuôi vì xúc động trước tình cảm chân thành họ dành cho nhau. Lại thấy chị Hương vừa rất nết na thùy mị, lại dịu dàng đoan chính. Thì hỡi ơi, tai họa ập đến. Chị bạn thân của chị Hương mới từ Sài Gòn ra lại đem lòng yêu say đắm anh Hà. Chị ấy mê mẩn anh bác sĩ quân y nghèo nhưng luôn học giỏi, đẹp trai và phong độ đàng hoàng. Chị cho rằng anh sinh ra là dành cho chị. Chỉ có người xinh đẹp, học thức, và giàu có như chị mới xứng đáng với anh. Chỉ có những người có học thức và địa vị ngang bằng nhau như chị với anh Hà mới có cơ sở của một tình yêu bền vững. Tình cảm của anh Hà dành cho chị Hương chỉ là thứ tình cảm nhất thời hồ đồ của tuổi trẻ. Chị Hương yêu anh ấy chỉ vì ham vinh hoa phú quý. Và chỉ có chị và gia đình chị mới là người chỗ hậu thuẫn cho con đường công danh sự nghiệp của anh Hà. Anh Hà vì bị chị Hương bỏ bùa mê thuốc lú nên chưa nhận ra. Nhưng chị là người rất thông minh tỉnh táo nên đã nhận ra điều ấy!....
                       Gia đình bác tôi vỗ tay vào bằng mọi cách. Chị ấy xinh đẹp. gia đình  giàu có, người thành phố lại là giáo viên của trường cấp 3 chuyên của tỉnh. Cơ bản là lý lịch ba đời trong sạch. Bố mẹ chị đều là cán bộ nhà nước đàng hoàng.  Gia đình họ lại hứa cho sẵn anh chị một mảnh đất nơi anh mới về nhận công tác. Chị ấy cũng hết lòng yêu anh Hà. …
                     Anh Hà luôn chỉ xem cô ấy là một người bạn, thế thôi.   Còn chị ấy dùng trăm phương nghìn kế để lấy lòng gia đình anh, và để hạ nhục chị Hương. Bắt chị Hương phải rời xa anh Hà vì hạnh phúc của anh ấy với chị ta! Chị  ấy quyết tâm rành lấy anh Hà bằng mọi cách. Không loại trừ cả những thủ đoạn đê hèn để phá vỡ tình cảm của hai anh chị ấy. Làm cho họ bao phen sống dở chết dở vì hiểu lầm. … Có lần tôi quỳ xuống xin chị ấy buông tha cho anh Hà, đừng chia tách anh chị ấy nữa, cả tội nghiệp anh chị ấy quá. Thì chị không ngại mà cho tôi một cái  tát đau điếng. Còn mắng mỏ tôi thận tệ, khuyên tôi là em gái của anh Hà, thì phải lo cho công danh sự nghiệp của anh ấy. Lo cho hạnh phúc tương lai của anh ấy. Và vỗ ngực bôm bốp nói: chỉ có chị mới là người xứng đáng với anh ấy. Chỉ có chị mới mang lại hạnh phúc thật sự cho anh ấy mà thôi. Nếu để anh ấy lấy người đàn bà này thì sẽ lụi bại hết con đường công danh của anh ấy. Và mạt khinh chị Hương là thứ chơi trèo!...
Sự đổ vỡ của tình yêu

                     Dù bị gia đình ép buộc, chị Hương và Anh Hà vẫn kiên quyết ở bên nhau. Một mặt họ kiên trì thuyết phục gia đình. Một mặt họ âm thầm chuẩn bị tiền để hai người đi trốn đến một nơi xa. Anh Hà thì mới từ hải đảo xa xôi về, tiền nong có nhiều nhặn gì? Còn chị Hương tuy ở nhà mở hiệu may đã lâu, nhưng mà là  để có tiền phụ giúp mẹ nuôi em ăn học. Vì thế số tiền chị có cũng chẳng đáng là bao. Hai con người đáng thương ấy, lại càng yêu thương nhau sâu đậm hơn trong khó khăn. Ai tách họ ra, đúng là một tội ác!...
                     Những tưởng tình yêu của họ có thể cảm hóa được cả chim chóc thú rừng. Thế mà tình yêu của họ không thể cảm hóa được cô tiểu thư quen thói khinh người và muốn gì được ấy. Dụ dỗ khêu gợi mãi anh chẳng được. Chị ta lập mưu lừa anh Hà uống rượu say, rồi vu vạ cho là trong lúc anh say rượu đã làm hại đời con gái của chị ta. Và đến ăn vạ ở nhà anh Hà. …  Ai bảo cũng không chịu đi. Kiên quyết đòi anh Hà phải có trách nhiệm với chị ta. Mặc dù biết rất rõ anh Hà không hề yêu chị ta. Cả nhà anh bắt đầu thấy chán ghét cái cô tiểu thư ham ăn, lười làm chỉ thích chỉ trỏ này lọ và phán xét bậy bạ này rồi. Thì bỗng đâu chị ta kêu mình có thai! Anh Hà như người chết đứng giữa đường. Chẳng nói năng gì được nữa. Còn chị Hương thì chỉ biết khóc. Khóc đến hai mắt xưng húp mọng đỏ. Tôi thương chị Hương vô cùng. Nhưng mà tôi khi đó chỉ là một đứa trẻ, tôi cũng không làm được gì cho anh chị ấy.
                     Chuyện đã đến nước này, gia đình kiên quyết bắt anh Hà phải chịu trách nhiệm với đứa bé. Kiên quyết đuổi chị Hương ra khỏi nhà  khi chị đến thăm mà không cần nghe chị ấy nói lấy một câu.  Bác  trai tôi rất trọng danh dự và uy tín. Thế là khi đã hứa hẹn sẽ tổ chức lễ cưới cho anh Hà và chị kia thì đám cưới nhất định phải diễn ra.
                     Chị Phương thì đau khổ đến tột cùng, cầu xin bác gái thế nào cũng không được.  Khi chị ấy bị bác kiên quyết đuổi đi. Tôi và bác gái đều thấy ngạc nhiên. Chị ấy vốn có lòng tự trọng rất cao. Không tự dưng lại nằn nì xin xỏ khổ sở như vậy! Hơn nữa, trông dáng diệu mệt nhọc, và cái bụng có vẻ to ra hơi bất thường của chị. Có khi … chị ấy có con với anh Hà rồi cũng nên! Mà hai người yêu nhau nhiều như vậy…. Thế là hai bác cháu chạy vội đi tìm chị Hương, hỏi cho ra lẽ. Mỗi người đi một ngả, tôi đã gọi khản cả cổ tên chị. Nhưng chị trốn mất, nhất định không chịu ra. Chị sợ gia đình anh sẽ bắt chị bỏ đứa bé? Vì chị kia cũng đang mang bầu?! Hay chị quá giận gia đình bác, quá giận Anh Hà?... Điều ấy cũng không ai biết.  Và đó là mối nghi ngờ bí mật của hai bác cháu trong nhiều năm. Lòng tôi luôn day dứt khi nghĩ về chị Hương. Không biết chị đã đi đâu mà không thấy đến nhà chơi nữa. Tôi nhớ chị, hỏi thăm về chị và  nhắc tên chị luôn…. Nhưng mà lúc đó tôi chỉ là một đứa bé…


Cuộc hôn  nhân ép buộc

                     Sắp đến ngày cưới, anh Hà điên cuồng chống phá và kiên quyết bỏ nhà ra đi. Bất đắc dĩ, bác trai và anh Khoa con trưởng bác túm anh lại và trói anh vào cột nhà. Khi anh suýt chạy thoát thì lại bị người nhà bắt được, trói anh lại và nhốt vào buồng khóa trái của lại. Anh Hà thoát được dây trói, đập cửa ùm ùm. Tiếng kêu van,và đập cửa vang động cả một góc xóm nghèo. Mọi người thì thào bảo nhau, nhà đó sắp có đám cưới nhà như có đám tang! Ngượng với bà con hàng xóm, gia đình bác bèn đổ rượu vào mồm cho anh uống đến say mèm, buộc chặt chân tay vào hai phía đầu giường. Tưởng đã được yên. Nhưng tình yêu trong trái tim anh cho anh sức mạnh thần kỳ. Khi anh suýt nhảy qua cửa sổ trốn thoát thì anh lại bị bắt lại. Gia đình nói anh khỏe và … ngu như lợn! Đường quang không đi lại đâm quàng bụi rậm. Hơn nữa, là một thằng đàn ông chân chính thì nhất định phải chịu trách nhiệm về việc mình đã gây ra. Thế là họ đánh và chói chặt chân tay anh vào hai phía của đầu giường, lấy thuốc mê thường dùng để tiêm cho lợn để tiêm cho anh. Anh Hà mất hoàn toàn sức kháng cự. Từ đó trong lòng anh hình thành lỗi hận bố, hận anh trai. Họ có lời hứa của họ, anh có lời hứa với chị Hương. Còn cả tình yêu và bao ân tình chia ngọt xẻ bùi mà anh chị cùng nhau trải qua suốt hơn bốn năm qua!
                     Tôi biết chuyện, nhưng không tài nào giúp được anh. Mãi đến hôm đám cưới anh Hà. Lợi dụng đông người và người nhà mất cảnh giác. Tôi vờ vịt rồi ăn trộm được chìa khóa chui vào phòng anh. Cởi trói cho anh và gọi anh dậy để đi trốn. Nhưng mà cả người anh mềm nhũn và sặc mùi rượu. Chân tay thì bị chói chặt với giường đã lâu nên giờ bị tê cứng.  Tôi lay gọi anh dậy chạy đi mãi mà không được. Cũng không đủ sức dìu nổi anh ra khỏi phòng. Cuối cùng thì hai anh em đều bị bắt. Anh lại bị tiêm thuốc ngủ liều cao.  Tôi thì bị quản thúc tại một chỗ. Anh Khoa bế thốc anh Hà nhét vào ô tô trong tư thế đang ngồi để đi đón dâu. Chả biết ở đàng gái thì xử lý thế nào, vì tôi không được đi theo. Nhưng khi đón dâu về thì anh Hà người vẫn cứng đơ như khúc gỗ. Một người lại bế anh vào phòng, nhưng không ai dám khóa trái cửa nữa. Vì sợ xấu mặt với họ hàng. Hơn nữa ,ván cũng đã đóng thuyền rồi!
                     Chả hiểu họ ép anh ấy  đến mức ấy để làm cái gì? Khổ đời cả ba người trong cuộc. Anh tôi, tôi biết! Tính anh mềm mỏng, lịch sự. Tôn trọng bậc bề trên. Nhưng mà anh là người kiên quyết. Và rất chung tình. Chị kia  dù cưới được anh ấy, nhưng không bao giờ chiếm được trái tim của anh ấy. Mà sự thật là chị ấy đã làm đám cưới với cái xác của anh Hà. Ngay sau đám cưới, khi tỉnh dậy. Anh vác ba lô lặng lẽ bỏ đi!...
Cuộc chiến sinh tồn

                     Bạn anh Hà, là anh Đông được anh nhờ cầm tiền vả lo giúp việc đi trốn của hai người. Thấy đám cưới diễn ra bình thường. Thế là anh đã ung dung ra nước ngoài sinh sống đem theo hết tiền bạc của cả Hà và chị Hương. Vì anh ấy cũng đang rất cần số tiền ấy để mưu sinh nơi đất khách quê người…. Anh Hà không còn một đồng xu dính túi để đi tìm chị Hương. Anh cũng không biết phải đối mặt và giải thích với chị Hương thế nào? Trong con mắt của những người dân quê nghèo ấy, anh Hà đã là người có vợ, có con. Chắc chị Hương đã giận anh Hà và đau khổ nhiều lắm. Không biết chị ấy đã sống những năm tháng cơ cực ấy thế nào? Với một cái bào thai đôi đang lớn dần trong bụng, không đồng xu dính túi, không chỗ dựa. Thật cơ cực cho chị ấy quá! …
                     Sau khi lặng lẽ rời khỏi nhà, không tìm gặp được chị Hương, tiền bạc bị mất hết. Anh không còn nhà để về, không còn người thân để nương tựa. Thế là anh viết đơn xin ra đảo Trường Sa công tác một lần nữa. Nơi đó anh có đồng đội. Nơi đó cũng có nhiều nguy hiểm rình rập và nếu anh bị chết vì hiểm nguy nơi biên cương hải đảo của tổ quốc thì cũng tốt. Anh chẳng còn thiết sống nữa!
                      Không đợi có quyết định chuyển công tác ra Trường Sa. Vì anh biết chắc chắn điều đó sẽ được chấp thuận. Nên anh chui trộm xuống hầm một tầu trở hàng ra đảo Trường Sa. Chịu bao đói khát, cơ cực trong cái hầm tầu trở hàng ấy. Tưởng đến Trường Sa anh được ấm áp trong vòng tay đồng đội. Nhưng không! Đây là đơn vị quân đội. Hàng ngày các chiến sĩ phải đối mặt với biệt kích có thể tấn công bất ngờ. Họ không thể tiếp nhận anh khi chưa có lệnh của cấp trên. Đó là quy định của quân đội. Thế là anh lại lang thang đói khát ở trên quần đảo này. Đồng đội của anh, mỗi lần đi tắm thường  vờ bỏ quên lại trên bãi biển cho anh khi thì con dao, lúc thì cái bật lửa. Và nước ngọt không bao giờ thiếu. Anh bắt cả ở biển nướng ăn và sống qua ngày. Lòng anh luôn nhớ về chị Hương. Anh mơ mộng về hạnh phúc của hai người với những đứa con xinh xắn. Rồi anh giật mình chợt nghĩ có thể chị Hương đã có con với anh. Gần đây thấy chị Hương gầy đi và xanh quá, lại hay đòi ăn đồ chua…. Thế là anh phải sống, phải sinh tồn trên cái đảo đá này. Anh nhất định phải tìm  lại được chị Hương! Xin chị ấy tha lỗi. …
                     Ngày tháng trôi đi, điều kiện sống của anh ngày càng khó khăn hơn. Những đồng đội âm thầm bỏ lại nước ngọt, đồ ăn … trên bãi biển cho anh đã vi phạm quy định trong quân đội. Và đều bị xử lý kỷ luật nghiêm khắc để đảm bảo không được phép tái phạm. Anh thương đồng đội của anh vô cùng. Họ vì anh mà cam chịu những hình phạt nặng nề.
                      Một mặt sợ tính mạng đồng đội bị đe dọa, một mặt mùa bão biển đang đến gần. Anh cần một chỗ trú ẩn an toàn. Cần một điều kiện dinh dưỡng tốt hơn để tiếp tục sống. Thế là một mình anh lập phương án tấn công một hòn đảo đang bị quân địch chiếm đóng của quân ta đã lâu. Hòn đảo nhỏ, dễ phòng thủ, khó tấn công. Quân địch chỉ bố trí một tiểu đội 12 người canh phòng.
                     Anh giả làm ngư dân trôi dạt trên biển. Trong người chỉ dấu một lưỡi dao mổ. Lính địch đưa anh vào, anh không nói gì cả. Vì  biết tiếng thổ ngữ của họ nên anh có thể gật và lắc đầu theo câu hỏi của họ. Họ đã tin và mắc lừa anh. Và vì sự sinh tồn, một mình anh đã giải quyết cả đám lính ấy. Ban đầu anh hạ độc vào thức ăn. Chết bẩy tên. Sau anh tấn công bằng dao mổ từ nhà vệ sinh chết ba tên. Hai tên còn lại anh phải chiến đấu sinh tử một mất một còn với chúng. Tuy cuối cùng dành chiến thắng.  Nhưng anh cũng bị thương nặng. Điều làm anh đau lòng và day dứt suốt những năm tháng về sau của cuộc đời hơn là vết thương ở trong tâm hồn anh. Anh là bác sĩ, ước mơ của anh là dùng dao mổ cứu người. Vậy mà anh đã dùng chúng để giết người! Cũng là giống máu đỏ, da vàng …. Anh đau xót lắm! Anh đã dùng kiến thức y khoa mà mình có để hạ độc cả đám lính  đã tưởng anh chết đuối trên biển và cứu vớt anh. Anh thấy mình chẳng khác những tên Tàu gian ác , phản trắc và thâm độc trong lịch sử. Lòng nhân ái trong anh bị tổn thương sâu sắc.  Anh thề trong phần đời còn lại, sẽ chỉ dùng dao để cứu người. Chứ nhất định không làm bất cứ một công việc gì khác như gọt trái cây hay cắt cứa bất cứ một vật gì. Cũng từ đó, dù ăn quả gì, muốn cắt cái gì. Anh không bao giờ dùng dao! Đôi khi anh ghê sợ đôi tay chính mình! Vì thế  anh chỉ dùng đôi tay mình để cứu sống mạng người khác.
                     Tại hòn đảo này, anh lấy vỏ sò và vỏ ốc biển, dựng lên một lâu đài tình ái đẹp tựa cõi bồng lai. Anh tin đến một ngày, anh đưa chị Hương ra đây. Chị ấy thấy đẹp và xúc động quá. Chị ấy sẽ tha thứ cho anh.  Và có thể anh và chị ấy sẽ sinh sống ở đây. Nơi biển khơi chỉ có nắng gió và sóng biển dạt dào. Nhưng là nơi anh cảm thấy mình được tự do. Nơi tình yêu của anh chị được thăng hoa….
                      Quân địch cũng phát hiện ra hòn đảo đó đã bị quân đội Việt Nam chiếm lại. Dù anh đã rất khôn khéo để che dấu điều đó. Nhưng họ không biết trên đảo có bao nhiêu lính của ta để lên phương an tấn công. Sự sống, cái chết của anh lại gần trong gang tấc. Anh buộc phải báo tin cho đồng đội đến tiếp ứng. Vừa hay giấy tờ thuyên chuyển công tác của anh cũng ra tới đảo. Anh lại là bác sĩ quân y, có phòng riêng và được sống trong vòng tay đùm bọc trở che của đồng đội. Anh cũng đã lập chiến công lớn, đồng đội  muốn lấy tên anh đặt cho đảo đó. Anh từ chối, anh nghĩ mình có  anh hùng gì đâu? Chỉ là để sinh tồn thôi ! Không chiếm được đảo đó, anh không có đủ thức ăn, nước uống và điều kiện sinh hoạt tối thiểu. Anh sẽ chết trước khi gặp lại chị Hương…
Sự thật được phơi bày

                     Mười hai tháng sau ngày anh Hà bị người phụ nữ kia lừa uống rượu say để gài bẫy. Chị ấy hạ sinh một bé gái xinh đẹp và kháu khỉnh. Nhưng cháu bé chẳng giống ai trong ba đời của dòng họ Lê cả. Ai cũng biết, sau lần đó. Anh Hà chưa từng gặp mặt riêng chị ấy. Mọi người tái mào, tái mặt.  Nhưng vì danh dự gia đình. Không muốn cái gia đình nề nếp, gia phong và có phần danh giá này lại trở thành chuyện đàm tếu cuả thiên hạ. Họ đành ngậm bồ hòn làm ngọt. Cả nhà cũng biết đã mắc lỗi lớn với cuộc đời anh Hà và chị Hương. …
                     Còn chị Hương, sau đám cưới anh hai tháng cũng bỏ làng đi biệt tăm không ai biết. Có người tưởng hai người đã bỏ đi cùng nhau. Nhưng khi quyết định chuyển công tác được chuyển đến nhà. Họ mới biết là không phải. Bác gái tôi bí mật sai người đi tìm kiếm chị Hương nhiều lần nhưng không gặp. Không có lý nào chị lại bỏ lại mẹ già ốm yếu cùng đứa em thơ dại để đi biệt tăm. Trừ khi là … chị ấy đang mang trong mình giọt máu của anh Hà. Càng nghĩ bác càng day dứt, sinh ốm đau liên miên. Nhưng mà bác phải sống, phải sống để có ngày chuộc lỗi với chị Hương. Bác cũng tin con người nhân hậu như chị ấy, dù có khó khăn tủi nhục, mất mát hi sinh thế nào. Cũng nhất định sẽ sinh ra cháu của bác. Bác còn tin, sẽ có ngày chị ấy đưa nó về gặp bác.

                     Biết chắc đứa bé không phải là con mình, nhưng hàng tháng anh vẫn gửi phần lớn tiền lương về nuôi dưỡng bé. Điều này làm cả gia đình anh hóa điên. Còn anh thì nguôi ngoai phần nào lỗi hờn giận ra đình. Không dám mắng, đánh hay cãi láo bố và anh trai. Anh đã dùng người đàn bà mà họ kiên quyết cưới về làm vợ anh làm cho họ bị đau. Số tiền lương còn lại anh dành cả cho anh em đồng đội trên đảo. Họ là gia đình của anh. Anh tự bỏ tiền túi mua sắm các thiết bị y khoa đắt tiền, phục vụ cho công tác cứu chữa bệnh nhân trên đảo. Những ngày đó, mỗi khi anh cứu chữa bệnh nhân, đó là lúc duy nhất anh sống đúng nghĩa của một con người. Còn không, lòng thù hận và lỗi nhớ thương chị Hương dày vò anh từng khoảng khắc! Anh giận mình ngu ngốc và bất lực đã làm khổ cuộc đời chị Hương. Giờ anh còn mặt mũi nào để đi gặp chị? Anh chỉ còn biết hiến mình đảo. Cống hiến tài năng và chút sinh lực còn lại trong cơ thể cho đất nước.


Tài năng xuất chúng của anh lính đảo

                     Nhiều bệnh nhân nặng được đưa vào đất liền cứu chữa bằng máy bay nhưng vẫn bị chết. Bệnh nhân nghèo, hay nặng hơn không đưa đi được nằm chờ chết trên đảo lại được anh cứu sống bằng những thiết bị y tế đơn sơ. Anh trở thành vị anh hùng cứu tinh trên đảo.
                     Giữa bạt ngàn mênh mông sóng nước mà đồng đội của anh lại chịu cảnh  thiếu thốn nước ngọt trong sinh hoạt. Thế là anh quyết tâm thực hiện ý tưởng biến nước mặn thành nước ngọt của mình. Ý tưởng có vẻ điên dồ vì làm  ra số lượng nước ngọt đủ dùng thoải mái cho cả một đơn vị bộ đội là điều không hề đơn giản. Làm được điều đó các cấp chỉ huy đã làm từ lâu. Mọi người cho là anh viễn tưởng viển vông theo kiểu thư sinh quen với việc đèn sách. Họ trêu chọc, cời cợt  và không ủng hộ anh. Nhưng anh không hề nhụt chí sờn lòng. Với sự hiểu biết về hóa học cùng những kinh nghiệm anh từng thiết kế hệ thống lọc nước nhỏ và đơn giản trước đây. Anh mày mò ngày đêm nghiên cứu. Dành hết tâm sức trong giờ rảnh dỗi của mình để thiết kế ra hệ thống lọc nước biển thành nước ngọt. Đảm bảo an toàn, hiệu quả, dễ vận hành và sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên có sẵn trên đảo.
                     Sau nhiều tháng mày mò nghiên cứu, công trình lọc nước của anh đến giai đoạn chạy thử. Nhưng vấn đề lớn lại đặt ra, nó hơi quá to. Hệ thống lọc của nó có thể là nơi ẩn lấp cho bọn biệt kích. Vì ở nơi hải đảo xa xôi của tổ quốc này. Các anh luôn phải chiến đấu với bọn biệt kích và gián điệp hàng ngày. Chúng có thể ẩn lấp bất cứ đâu! Theo dõi tình hình và diễn biến của quân ta rồi báo về cho địch. Giữa dịp ấy trời đổ mưa to, đảo có bao nhiêu là nước ngọt. Anh thì vẫn cặm cụi ngày đêm sửa sửa, chữa chữa quy trình lọc nước sao cho hoàn hảo và gọn nhẹ hơn. Nhưng giữa biển khơi chỉ có cát và đá là nhiều. Nếu không cho chúng đủ lượng thì không thể đảm bảo việc lọc nước mặn thành nước ngọt. Nhưng nếu để phần bể lọc này quá to có thể là nơi chú ẩn an toàn cho bọn biệt kích. Và như thế cả anh và đồng đội sẽ rơi vào nguy hiểm. Tấc đất biên cương thiêng liêng của tổ quốc sẽ bị xâm phạm. Điều này làm anh suy nghĩ trăn trở nhiều đêm. Cuối cùng anh cố dùng sức lực trai trẻ của mình để ép chặt thành khối cát lọc nước lại. Giảm đáng kể thể tích của chúng.
                     Niềm vui của anh vì sắp được chính thức chạy thử hệ thống lọc nước này chưa kịp đến thì nỗi buồn lại đến với anh.. Sau nhiều lần cấp trên đề nghị anh vào đất liền công tác tại một viện quân y gần nhà nhưng không được. Chỉ huy trưởng của anh khuyên bảo anh mãi không được. Không muốn tài năng và tuổi trẻ của anh bị trôn vùi nơi đảo xa. Muốn anh có được công danh tiền bạc và cuộc sống ấm no hạnh phúc  bên gia đình nơi đất liền. Ông đã ra lệnh nếu anh không trở về đất liền công tác sẽ đưa anh ra tòa án binh vì chống lệnh cấp trên. Lý do đơn giản là chỉ tại ở đó anh mới có nhiều điều kiện để cứu chữa nhiều hơn cho đồng bào và chiến sĩ cả nước. Chỉ có ở đấy tài năng của anh mới được thăng hoa cất cánh. Con đường hoạn lộ của anh mới được thênh thang.
                     Còn với anh, về đất liền là anh phải đối mặt những người đã sinh ra, nuôi dưỡng và yêu quý anh nhưng biến anh thành kẻ bội tình, bất nghĩa. Vào đó anh phải đối mặt với người phụ nữ luôn nhắc lại điệp khúc yêu anh nhưng không từ một thủ đoạn xấu xa nào để hủy diệt tâm hồn anh và người anh yêu. Vào đất liền là anh phải đối mặt với một thằng đàn ông bất lực, nhu nhược và ngu ngốc trong anh vì đã không bảo vệ nổi người phụ nữ mà anh yêu!... Ở đó anh không có nhà, không có người thân. Anh không muốn…
                     Nơi đảo xa thiêng liêng của tổ quốc này anh thấy cuộc sống của mình còn có ý nghĩa. Anh còn có thể cứu chữa bệnh nhân, liều mình làm công tác dân vận ở những nơi hiểm nguy. Nơi anh sống trọn vẹn cho tấm lòng trung quân ái quốc của mình. Từ khi bước chân lên đảo, anh luôn coi đảo là nhà, nhân dân trên đảo là bạn bè, đồng đội là anh em, chỉ huy là bố mẹ. Vậy mà chính ông, vị chỉ huy mà anh tôn kính coi như cha mình lại ra lệnh sẽ đưa anh ra tòa án binh nếu anh còn trái lệnh không chịu vào đất liền nhận công tác. Anh đau đớn và xót xa vô cùng. Rời khỏi nơi này với anh là rời khỏi sự sống. Là anh mất đi anh em, đồng chí bạn bè. Quân lệnh như sơn. Chưa đến ngày chạy thử hệ thống lọc nước. Anh bị buộc phải vào đất liền.  Anh bàn giao công việc cho người đồng chí thân cận. Và bước chân ra đi. Lòng anh lại tràn ngập lỗi giận.  Anh đã tưởng rằng ông rất hiểu và thông cảm cho anh. Anh yêu kính và coi ông như cha ruột của mình. Thế mà ông chẳng hiểu gì anh cả. Ông cũng làm anh đau. Ông lại làm anh bị tổn thương sâu sắc khi gắn kết anh với người đàn bà mà anh không hề yêu thương!
Tài năng được thăng hoa, lỗi buồn lắng đọng lại

                            Từ chỗ yêu đảo nhiều đến thế, anh Hà trở lên ghét đảo. Họ cũng như cha và anh của anh mà thôi.  Chỉ nhìn thấy công danh lợi lộc, và con đường hoạn lộ phía trước. Họ không hiểu anh , không nhìn ra giá trị đích thực của tình yêu mà mỗi người cần phải có. Chỉ tình yêu mới tạo lên sức mạnh. Chỉ tình yêu mới làm người ta hạnh phúc. Trước đây, anh yêu đảo và muốn sống chết cùng biển đảo. Bây giờ, anh không bao giờ muốn nghe và nhắc về đảo nữa. Ai nhắc đến tên vị chỉ huy mà anh từng tôn kính, anh nổi cáu lập tức!
                     Anh sống lầm lũi như một cái bóng vô cảm trong bệnh viện. Phòng mổ là nhà của anh, bệnh nhân là người thân của anh. Hàng năm  theo sự phân công của bệnh viện. Anh tham gia các cuộc thi  do ngành y tổ chức. Và năm nào anh cũng giành giải vàng. Khi thì bàn tay vàng, lúc thì cây kéo vàng,… Tóm lại là anh tham gia thi ở nội dung gì thì giải nhất ở nội dung đó luôn thuộc về anh. Tiếng thơm của anh bay xa khắp muôn nơi… . Bệnh viện nơi anh công tác danh nổi như cồn. Chỉ huy trên đảo của anh hẳn đã rất tự hào về anh và tin rằng ông đã đúng. Nhưng ông đâu biết rằng, nhân viên bệnh viện thì biết đến một bác sĩ Lê Hà vô cảm. Họ gọi anh là cỗ máy, là người không cảm xúc , rô bốt ….  Anh tôi hình như không bao giờ cười. Nét mặt luôn một nét buồn buồn và vô cảm. Anh tôi đâu phải người như vậy. Thật là đau xót!
----------------------------------
Huyền thoại sống trên đảo đá

                     Nói về nơi đảo xa, tuy chưa một lần quay lại đảo. Anh cũng từ chối mọi thông tin liên lạc với mọi người trên đảo. Vì chính họ đà từ chối anh trước. Nhưng tại nơi đảo xa đầy nắng và gió ấy. Anh vẫn và mãi mãi được coi như một vị anh hùng. Một biểu tượng cho lòng dũng cảm, sự cống hiến và hi sinh cho đất nước. Các câu chuyện về bác sĩ quân y Lê Hà được kể đi kể lại nhiều lần trong chương trình giáo dục tân binh, và trong các buổi sinh hoạt văn nghệ. Được truyền tụng trong nhân dân trên đảo như những câu chuyện cổ tích giữa thời hiện đại. Công trình lọc nước anh sáng tạo ra đã thành công rực rỡ. Tuy nước ngọt do anh biến từ nước biển vẫn còn vị mặn mòi của biển khơi. Nhưng mà đồng đội của anh vẫn nói đùa với nhau rằng: Dùng nước ngọt của bác sĩ Lê Hà để luộc rau muống thì không cần cho thêm muối. Các chiến sĩ có thể tắm giặt và sinh hoạt bằng nước ngọt trong khu vực an toàn của đơn vị. Cây trồng có thêm nước tưới trở lên xanh tốt. Đời sống của các anh chiến sĩ nơi đây được nâng lên. Trong mơ trước kia họ cũng không dám nghĩ tới. Vì thế trong các buổi sinh hoạt chính trị, họ luôn nhìn chuyện hôm nay, nhắc chuyện xưa để khắc ghi công lao của bác Sĩ Lê Hà với đảo.
                     Anh tôi thì không hay biết gì những điều này, nghĩ về đảo anh thấy đau trong tim mình. Khi mà anh muốn cống hiến tất cả những gì anh có cho đảo, thì chính họ. Những người anh coi là cha, là anh, là em lại buộc anh phải ra đi.



Tình yêu bất diệt trong trái tim người lính

                     Hàng đêm anh Hà vẫn ngủ với cái áo len chị Hương đan tặng ngày nào . Dù mùa đông rét mướt hay mùa hạ oi ả, anh vẫn ôm kỷ vật của tình yêu đó mỗi khi đi vào giấc ngủ. Giờ nó đã sờn cũ, nhưng với anh nó vẫn là một báu vật thiêng liêng. Những ca mổ nặng, những tình huống nguy nan. Chỉ cần có nó ở bên là anh có thêm muôn vàn sức mạnh. Đó mới là người vợ của anh. Là người bạn đời chung thủy và tin cậy của anh. Còn cô ta, vợ anh. Vẫn đẹp long lanh và đầy quyền quý, nhưng anh chưa một lần động vào!  Có người nói anh bị điên!? Bị dở hơi?!  Bị hâm hấp?! Nhưng anh mặc kệ, anh đã vô cảm với thế giới xung quanh mình từ bao giờ không ai biết. Chỉ biết bác sĩ Lê Hà là người như thế thôi. Nhưng mà không ai trong bệnh viện không kính trọng tài năng suất chúng về y thuật và tinh thần hết lòng cứu chữa bệnh nhân của anh. Họ thì thầm với nhau rằng: Có khi anh là Hoa Đà tái thế?!
                     Đứa bé lớn lên.  Giỏ nhà ai, quai nhà ấy. Càng trở lên nhức mắt và khó chịu với mọi người trong gia đình anh. Anh mặc kệ cho họ bị đau. Lại còn bênh vực vợ: Con dâu do bố mẹ đưa về nhà. Con làm sao mà biết đứa bé là con ai?  Mỗi lần chị ấy xử tệ với gia đình anh, lập tức lại được anh quan tâm chiều chuộng. Thế là chị ấy ngày càng xử tệ với gia đình anh hơn. Không ai nói được anh câu nào. Con dâu là của họ, em dâu là của họ. Anh chẳng có liên quan gì đến chị ấy cả. Cứ mặc kệ họ với nhau thôi!
                     Anh quá giận người thân, vì chính họ đã tước đi hạnh phúc của cuộc đời anh. Nhưng vì nề nếp gia đình, anh không đánh được họ, không thể tự mình làm tổn thương họ. Anh để mặc cho họ bị đau do người vợ mà họ đã tự ý cưới cho anh gây ra. Cô ấy là cây gậy của anh.
                     Từ ngày về đất liền, mỗi ngày nghỉ anh đều đi tìm chị Hương. Anh đi vòng quanh một lượt những nơi chị Hương có thể đến, hỏi thăm đủ khắp mọi người có thể gặp chị ấy. Đi hết một vòng, anh lại quay lại từ đầu. Anh sợ biết đâu họ lại có tin gì của chị Hương?
                     Khi anh đến nhà, tôi biết anh sẽ hỏi thăm chị Hương. Nhiều lần như thế, có khi tôi cố tránh né. Tôi sợ đôi mắt buồn đau và thất vọng sâu thẳm trong mắt anh khi không có tin gì mới về chị phương. Sợ cái cảm nhận thấy người anh như sụp xuống khi mất hi vọng tìm thấy chị Hương của anh. Tôi thương anh vô cùng. Nhưng tôi cũng chỉ là một đứa bé và tôi có phần hơi giận anh. Sao anh không đi tìm chị Hương ngay từ sau hôm cưới? … Tôi ghét anh vì anh đã không mạnh mẽ hơn nữa trong việc bảo vệ lời ước hẹn của anh với chị Hương? Lẽ nào anh cũng có chút ham sắc đẹp, công danh, tiền bạc, cửa nhà… Anh nhìn tôi giận tái mặt, mặt cắt không còn hạt máu. Nói giọng nhẹ như gió thoảng mây trôi. Anh có lỗi với chị Hương vì anh cần có phải có trách nhiệm với đứa bé… Chắc anh buồn và giận vì chính tôi cũng không hiểu hết con người anh. Trên thế giới này chỉ có chị Hương mới hiểu hết con người anh, mới yêu anh hết lòng. Và mới làm cho anh được hạnh phúc mà thôi. Anh rên xiết Hương ơi! Em giờ đang ở đâu… Mắt anh lại long lanh hi vọng đi tìm đến địa chỉ tiếp theo. Tội nghiệp anh tôi quá! Tình yêu là như thế sao?


Ân hận dày vò

                     Gia đình tôi trải qua nhiều biến cố lớn, tôi mắc bệnh nặng, phải đến chỗ anh chữa trị. Tôi thấy anh tôi nhìn như chiếc lá vàng héo sắp bị rơi rụng. Gương mặt anh đầy những nét vô cảm và vô  vọng. Trông anh già trước cả hai chục tuổi . Tôi biết anh tôi sắp không chịu đựng nổi vì thiếu vắng chị Hương. Tôi quyết tâm phải  khỏi bệnh. Tôi nhất định phải tìm chị Hương về cho anh. Cũng là làm cho lòng tôi thanh thản và thôi ray rứt mỗi khi nghĩ về chị Hương.
                     Tôi hỏi ý tình bác gái, bác gái cũng vô cùng xót xa và ân hận. Bác tiếc thương chị Hương ngoan hiền hiếu thảo vô cùng. Từ ngày bác đuổi chị ấy đi.  Nhưng  không gọi lại được để hỏi cho ra nhẽ. Trong lòng bác cứ bứt rứt không nguôi. Ở ngoài kia có thể có đứa con cháu dòng họ Lê đang phải chịu khổ. Ngày anh Hà cưới, còn dư lại đồng nào bác cất hết đi. Tiền các anh chị mừng tuổi các dịp lễ tết, tiền bác bán nông sản trong vườn ruộng, tiền các anh chị phụng dưỡng lúc ốm đau bác cũng gói gọn không dám đụng đến. Định bụng có ngày  bác gặp lại chị Hương. Bác sẽ cho chị mẹ con chị Hương, nhận cháu về  và hi vọng nó sẽ không giận bác nữa. Thêm một đồng được tiết kiệm, lòng bác lại thanh thản và nhẹ nhàng hơn.  Bác tin chị ấy đã có con với anh Hà. Điều ấy cứ dày vò lương tâm bác. Bác cũng sinh ốm đau luôn. Thấy cái bóng phụ nữ  giông giống ở cổng thì đang bận gì bác cũng lao ra gọi lại.







Tình yêu và nỗi đau
                    
                      Những dịp sinh nhật hay lễ tết. Bác hay nhận được những món quà của người ẩn danh nho nhỏ. Khi thì cái áo cánh trắng. Lúc cái quần xa tanh đen. Khi thì là cái nón mới tinh. Bác rất vui và vô cũng trân trọng những món quà ấy. Lòng bác cứ nghĩ đó là chị Hương, chị ấy vẫn còn sống, cháu bác vẫn sống. Anh Hà sẽ có chỗ dựa nhờ khi về hưu. Rồi bác lại xót xa… Những việc này làm chị vợ anh Hà phát điên. Chị ấy cũng sắm sanh quần áo, mũ nón cho bác nhưng bác chẳng ưng chút nào. Những cái quần tây hay váy vóc lụa là bác vốn không quen dùng. Thế là chị phán một câu xanh rờn: Đúng là đồ nhà quê. Và mỗi lần không vừa lòng cái gì chị lại phán đồ nhà quê! … Cả nhà cũng chán cái chị người thành phố này lắm rồi. Nhưng biết làm sao? Há miệng thì mắc quai. Chị ta đang là vợ của anh Hà, có cưới có treo đàng hoàng. ….
                      Người già, hay cả nghĩ thật tội. Bác gái  thương Anh Hà nhiều, nhưng phụ nữ thôn quê lạc hậu như bác đâu có tiếng nói quyết định trong gia đình. Bác phải nghe theo bác trai, nghe theo thằng cả. Họ còn lo bụng dạ đàn bà sẽ làm hỏng công danh sự nghiệp của con trai bác. Giờ thì công danh sự nghiệp của con trai bác hiển đạt thật. Nhưng con trai bác đã bị biến thành cái xác không hồn. Không có cảm xúc. Vô cảm với thế giới xung quanh. Không bao giờ cười hay khóc. Hôm bố anh qua đời anh cũng thế. Vẫn một vẻ mặt lạnh tanh! Nhiều người xì xào về anh. Thậm chí tức giận với anh. Lao vào đánh anh. Anh mặc kệ cứ ngồi yên, không khóc, chẳng cười. Rồi mọi người lại can ra nói: Bố nó sao nó không xót! Chắc là không chữa được nữa. Nên nó để mặc cho ông cụ ra đi. Và bác trai tôi qua đời trong sự vô cảm của anh Hà.  Nhưng bác trai không hề giận anh. Bác biết bác đã tự tay hủy diệt phần hồn của con trai bác. Vốn là một nhà nho nổi tiếng, một người chủ sự của cả đại gia đình. Trong bác có chút bảo thủ và phong kiến. Bác nhất định không thừa nhận là mình đã sai. Và con cái thì phải nghe lời cha mẹ đấy là lẽ đương nhiên. Đó là nguyên tắc, nề nếp gia phong của dòng họ từ bao đời nay. Bác không thể để truyền thống đó bị hủy diệt trong tay bác.. Nhưng trước khi về cõi vĩnh hằng. Bác đuổi hết con cháu ra ngoài, chỉ để bác gái ở bên.  Ghi âm lời bác xin lỗi anh Hà, thừa nhận là  cả nhà đã mắc lỗi lớn với anh. Căn dặn cả gia đình là: Nếu anh có làm bất cứ điều gì sai gì cũng không được phép trách anh mắng anh ấy nữa. Vì nguyên nhân tất cả là do bác. Tại bác mà ra.  Bác khóc nấc lên vì thương anh Hà. Rồi bác qua đời…





                     Mỗi lần bị vợ anh Hà làm cho uất ức, bác gái lặng lẽ bật băng ghi âm để trấn an. Nếu không bác sẽ giận anh lắm. Sao anh dám để vợ anh làm vậy với bác? Bác bật băng ghi âm để nhớ, vợ anh là do bác rước về. Cô ấy chỉ là con dâu bác, không phải là vợ của anh!







Hành trình tìm kiếm

                     Sức khỏe khá lên, tôi đi tìm chị Hương. Người làng nói chị ấy đi đâu từ hơn chục năm nay. Không ai biết tin tức gì. Tôi không tin con người rất giàu tình cảm ấy lại có thể rời xa người mẹ thân yêu , và người em trai yêu quý hơn chục năm trời. Dù bất cứ lý do gì cũng không thể như thế. Nhất định họ có mối liên hệ với nhau. Sau khi dò la khắp  nơi từ người nông dân đến các người kinh doanh nhỏ ở các chợ búa. Tôi được biết cứ đến thứ sáu hàng tuần, mẹ chị Hương thường hay mua nhiều rau củ quả. Đa phần là đồ ăn khô để ăn dần. Tôi đoán ngay đó có thể là đồ ăn tiếp tế cho chị Hương. Thế là mất hơn một tháng trời mật phục, tôi cũng biết chắc bác ấy âm thầm đem những thứ đồ ăn lỉnh kỉnh đi đâu đó vào các buổi chiều cuối tuần. Khi về bà thường rất vui và chẳng có gì trở trên xe cả. Tôi lặng lẽ bám theo bác Hòa mẹ chị Hương được một quãng thì bị mất hút. Tuần sau tôi rình bác ấy ở quãng mất hút đó. Mỗi tuần tôi tiến gần hơn với nơi ở của chị Hương. Có lần tôi bị ngất đi, … Nhưng tôi nhất định phải cố gắng. Và mấy tuần liền tôi đều bị mất hút bác ấy ở một quãng cố định. Tôi đoán chị Hương chỉ ở quanh đây. Và bác ấy từng là biệt động có khác. Tuy tuổi cao nhưng rất nhanh nhẹn, làm tôi khổ sở vì rình theo bác. Nhưng mà anh tôi đang sống dở chết dở kia kìa. Tôi không thể để  anh tôi chết. Tôi cũng muốn chút mối ray rứt trong lòng từ tuổi niên thiếu về chị Hương cho nhẹ bớt ưu phiền. Thế lên tôi nhất định phải tìm được chị bằng mọi giá. Nếu cuộc sống của chị ấy đang hạnh phúc đề huề. Nhất định tôi sẽ không phá vỡ điều đó của chị mà cố gắng khuyên can anh tôi. Nhưng nếu chỉ cần chị đang sống độc thân hay không hạnh phúc. Thì bằng bất cứ giá nào tôi cũng đem chị trả về cho anh Hà. Tôi không cần biết sẽ có bao nhiêu người phải khóc, bao nhiêu giọt nước mắt phải rơi. Nhưng anh Hà ở bên chị Hương mới là lẽ phải!
                     Tôi tìm quanh quẩn, tiến lên, lùi lại chỉ một vùng heo hút và khá hoang vắng. Bác Hòa làm gì ở quãng này. Phía trên là cả một quãng vắng dài không có người ở. Còn ở đây lơ thơ trong xa thẳm thấy có màu khói và tiếng chó sủa. Chỉ là khu này thôi. Không có  nhiều người để hỏi thăm. Thế là gặp được ai, là tôi bám lấy. Đưa ra tất cả những gì tôi biết về chị Hương để hỏi. Tôi vẽ hình và ghi rõ những đặc điểm nhận dạng của chị để hỏi. Tôi thấy có một cái chợ lèo tèo vài cái quán nhỏ xíu. Và tôi lại hỏi.
                      Mọi người thấy mấy tuần rồi hay có một cô bé gầy nhỏ bé, lễ độ. Dáng dấp thư sinh rõ là người được ăn học đàng hoàng cứ đi hỏi thăm đi, hỏi thăm lại một chị Hương thợ may lạ hoắc nào đó. Họ hiếu kỳ và bàn ra tán vào với nhau. Cũng tự hỏi nhau giúp.  Khi tôi bắt đầu thấy thất vọng, ủ rũ và muốn khóc thì may mắn đã đến. Một bà trung trung tuổi, chân đi ủng lấm lem, mặc áo bà ba đã sờn không còn phân biệt được màu gì nữa. Nắm bàn tay to bè thô kệch, nứt nẻ vào tay tôi. Kéo ra chỗ một cô trẻ trẻ có vẻ khá giả đang định mua hàng nói với tôi là hãy hỏi cô ấy. Cô ấy bảo hình vẽ cháu đưa nhìn quen quen. Tôi mừng rỡ túm lấy cô ấy hỏi thăm làm mấy bà bán hàng cười um ròn rã. Họ thật chân chất và tốt bụng. Chị Phụ nữ đó điềm tỉnh chỉ vào mấy nét vẽ đơn sơ tôi mô tả chị Hương và nói, cái hình này mà che tóc đi thì rất giống thằng Sơn con chị Hương giáo viên học cùng với con trai cô.  Trời ơi! Sơn, phải rồi! Ngày xưa hai anh chị ấy khi mộng mị về tương lai luôn ao ước có hai đứa con đặt tên là Sơn  và Hải. Tên gia đình họ ý nghĩa là: Núi, Biển, Sông! Nhưng sao lại là cô Hương giáo viên? Dù sao cũng có chữ Sơn và chữ Hương. Tôi miêu tả đứa bé khoảng 12 tuổi. Và chị ấy gật đầu nói thế thì đúng rồi, nó học cùng lớp con trai cô. Tôi nhờ họ chỉ nhà chị Hương, họ chỉ mãi ở quãng vắng heo hút cuối làng. Có bà già đến vỗ vai tôi, nở nụ cười khoe hàm răng đen nhánh hỏi: Cháu hỏi cô Giáo Hương may áo bà ba đấy ah. Để bà dẫn đi, bà có việc đến gần chỗ ấy. Nhà cô ấy khó tìm lắm. 
                     Tôi mừng quýnh ! Chắc mẩm đó chính là chị Hương người yêu anh tôi đến 90%. Chỉ ít phút nữa thôi. Tôi sẽ chạy vào ôm lấy cổ chị như khi tôi còn nhỏ dại. Tôi sẽ nói với chị là anh Hà rất nhớ chị. Đêm nào anh vẫn ôm cái áo len chị đan tặng mà khóc. Chị Hương của tôi giờ ra sao rồi. Tôi hồi hộp quá!


Sự thật bất ngờ

                     Theo sự hướng dẫn của người đàn bà phúc hậu, tôi tìm được nhà chị Hương. Thấy dáng chị đang kẻ vẽ để cắt may. Tôi đang định chạy ào vào nhà chào chị, thì mẹ chị vừa chút túi khoai tây cho chị vào góc nhà đi ra. Bà tát bốp vào khuân mặt vẫn còn rất xinh đẹp của chị tôi một cái. Tôi sững lại, vội chui tọt vào vườn quan sắt tình hình. Chẳng biết chuyện gì đang diễn ra trong đó nữa. Căn nhà chị ở nhỏ xíu, trống hoác và chẳng có đồ vật gì quý giá, nhưng rất sạch sẽ và tinh tươm.Tôi thấy bà chỉ mặt chị Phương nói giọng đầy hờn giận. Vì mày mà tao phải trốn chui, chốn lủi và thành con tù, con tội, xấu hổ không dám ngẩng mặt nhìn ai. Tao đã bảo mày, đã như thế thì đừng có đẻ ra hai thằng đó rồi mà. Bây giờ thì một nách hai con giữa đồng không mông quạnh thế này. Thế có khổ cho thân tôi không?... Bà giậm chân bình bịch!  Chị Hương  nói: Kìa mẹ! Bọn trẻ nghe được bây giờ! Rồi chị ôm mặt khóc. Mẹ chị Hương cũng tức tưởi khóc. Tội nghiệp chị Hương quá. Nhưng sao lại có tới hai đứa bé, từ ngày anh Hà cưới vợ, họ chưa từng gặp lại nhau mà.
                     Dù thế nào thì anh tôi vẫn sẽ yêu chị Hương. Và tôi tin chị Hương cũng chỉ  yêu một mình anh tôi. Chỉ cần như thế là đủ. Hai đứa bé là con của chị Hương. Dù không phải là con anh nhưng tôi biết chắc rằng anh tôi sẽ vẫn yêu thương chúng như con ruột của mình. Vì đó là con của chị Hương, tình yêu một đời của anh.
                     Tôi thấy có hai đứa bé trạc tuổi nhau đang lấy chân be đất ngăn hướng dòng nước chảy từ khu vực sân giếng. Trời ơi! Hai đứa bé mỗi đứa một kiểu nhưng mà giống anh tôi quá. Một đứa vừa giống anh, vừa giống chị. Còn một đứa thì giống anh tôi như tạc. Tôi chắc đó là hai anh em sinh đôi. Tôi chay lại. Và ấp úng mãi không nói được lý do tôi xuất hiện trước mắt hai đứa trẻ. Hai đứa bé cũng chẳng mấy quan tâm. Chúng đang rất buồn vì mới biết bố chúng chỉ là bố nuôi. Và chúng chỉ là cháu nuôi của ông bà nội. Còn bố chúng là ai? Sao lại bỏ rơi ba mẹ con chúng  nó?  Chúng thấy buồn và mặc cảm, không muốn đến lớp nữa….
                     Tôi thương hai đứa nhỏ quá. Mặc dù sức khỏe chưa đảm bảo. Tôi vẫn xung phong đào giúp chúng cái rãnh thoát nước. Tôi biết việc đó có thể làm tôi phải nhập viện. Nhưng mà tôi rất vui khi giúp được chúng. Tôi muốn chúng được hưởng một chút hơi ấm từ gia đình bên nội. Tôi cũng cố gắng tạo ra tiền đề tư tưởng tốt để hai đứa bé dễ dàng tiếp nhận một sự thật về một người cha đang héo hon đi từng ngày vì mong nhớ mẹ nó. Vả lại chuyện đào kênh dẫn nước, tôi cũng có chút kinh nghiệm.
                     Lân la hỏi chuyện, tôi mới được biết. Thì ra năm xưa vì không đồng xu dính túi, đứa bé trong bụng ngày càng lớn lên. Không muốn đứa con trong bụng phải mang tiếng xấu. Chị đã bằng lòng lấy một anh cũng làm việc trong quân đội hết lòng yêu thương hai mẹ con chị. Sau khi cưới, lấy cớ sợ ảnh hưởng đến đứa bé, chị nhất định không cho anh động vào người chị. Sau khi sinh, thì là thời kỳ ở cữ. Chị cứ kiếm cớ này, cớ khác thoái thác nghĩa vụ làm vợ với anh. Với lại anh thì đóng quân nơi xa. Cả năm có khi về nhà được có vài ngày. Khi ấy là dịp cha con, anh em, bạn bè làng xóm gặp gỡ thế là chị có rất nhiều cơ hội để vẫn chỉ là cô em gái nuôi của anh. Ở nhà hai bố mẹ già của anh, một tay chị chăm sóc thuốc thang. Ai cũng khen chị, bố mẹ anh thương yêu chị như con gái.  Anh vẫn âm thầm chịu đựng việc chưa một lần được làm chồng với chị. Anh yêu chị nhiều vô cùng. Bố mẹ anh cũng rất hài lòng về nàng dâu thảo hiền và hai đứa cháu nội sinh đôi đẹp như tranh vẽ.
                     Xung đột nho nhỏ nổ ra khi chị kiên quyết để hai đứa trẻ lần lượt tên là Sơn , Hải và mang họ Lê của anh tôi! Gạt đi rất nhiều cái tên hay ho và ý nghĩa mà bố mẹ chồng chị nhọc sức nghĩ ra.  Chồng chị thuyết phục chị mãi chẳng được. Anh đành thuyết phục gia đình rằng anh muốn con anh theo họ của mẹ, sau này làm giáo viên giống mẹ. Không làm bộ đội đi biền biệt quanh năm như anh! May mà chị Hương cũng họ Lê. Lúc này chị đã hoàn thành xong khóa học bổ túc phổ thông và đang là sinh viên năm nhất của đại học sư phạm Hà Nội. Chị vốn là người rất giỏi mà. Vừa học vừa làm thêm lấy tiền nuôi con, chăm sóc hai bố mẹ chồng già yếu. Cả gia đình anh lại xuề xòa bỏ qua.
                     Ngay cả khi chị đã thú nhận tất cả sự thật với gia đình anh. Nhưng bố mẹ anh cũng vẫn hết lòng yêu thương và vun vén cho chuyện của chị với con trai ông bà. Bởi qua bao nhiêu năm tháng sống chung. Họ hiểu hơn ai hết người con dâu nhân hậu và tài giỏi này. Đi khắp thiên hạ này, dễ gì tìm được người thứ hai như chị. Lại thương cảm cho hoàn cảnh éo le mà chị gặp phải. Xót thương cho hai đứa bé ngoan hiền, khỏe mạnh. Tiếc là anh Điểm lại là con trai một. Anh lại là cán bộ nhà nước, không thể sinh con thứ ba. Thế nên trong  lòng ông bà vẫn lặng lẽ một lỗi buồn nhưng không dám nói ra sợ chị Hương buồn.
                     Năm tháng trôi đi, anh Điểm chuyển được công tác về gần nhà hơn. Mỗi tuần anh về nhà một lần. Và anh thì  cũng đã quá bức xúc vì bao năm có vợ mà lại không được làm chồng. Anh bắt đầu tỏ ra ghen tuông, hờn giận và nhất định đòi quyền được làm chồng của mình với chị. Hiểu được lỗi lòng bố mẹ chồng. Lại không thể đón nhận tình cảm với anh Điểm.  Chị  âm thầm đem hai đứa nhỏ dọn về quê sinh sống. Với tấm bằng đại học tại chức, lại là người rất có năng lực. Chị dễ dàng được nhận vào làm ở một  trường  cấp 3 mới thành lập tại nơi thôn quê nghèo khó. Danh tiếng về một cô giáo Hương dậy giỏi và xinh đẹp bao chùm cả làng quê nhỏ bé. Chẳng ai còn nhớ tới một cô Hương thợ may, khéo tay may giỏi cả.
                     Ban đầu chị thuê một cái quán nhỏ cuối làng vừa để ở và mở thêm hiệu may đo tăng thu nhập. Nhưng gia đình nhà chủ có một ông chồng chuyên cờ bạc lại nát rượu. Biết chắc gia sản, ruộng vườn sớm cũng bị ông ấy nướng vào chiếu bạc đỏ đen. Thế là bà vợ bèn đề nghị bán luôn nửa cái vườn ấy cho chị Hương. Chị Hương sẽ trả tiền mua đất hàng tháng bằng tiền lương giáo viên của mình. Tiền ấy đảm bảo việc hai đứa con bà chủ được ăn học đàng hoàng cho đến khi tốt nghiệp đại học và có công ăn việc làm ổn định. Tuy biết làm vậy là hơi thiệt. Nhưng vì thu nhập bấp bênh của nhà nông và ông chồng không bỏ được tính đỏ đen. Nếu chị Hương trả một khoản tiền lớn ngay. Thì chồng bà ấy chắc chắn  ngay lập tức sẽ nướng vào chiếu bạc. Thế nên bà chẳng tiếc làm gì. Bà chỉ là một người phụ nữ nông dân. Cả đời chỉ biết bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Khát khao duy nhất của bà là mong cho con cái được ăn học đàng hoàng. Có nghề có nghiệp tử tế không phải khổ như bà. Với lại bà cũng thấy yêu mến và thương xót cô  giáo Hương.
                     Chị Hương như người chết đuối vớ được cọc, mừng quýnh. Bao nhiêu tiền gom góp trả trước cho bà ấy một khoản cho con bà ấy đóng tiền nhập học. Số còn lại trả dần theo tháng. Cũng từ đó chị lại phải vất vả nhiều hơn. Cuộc sống của ba mẹ con chỉ dựa vào cái tiệm may nhỏ xíu ở nơi khuất nẻo cuối làng. Ngoài giờ lên lớp chị lại cặm cụi may may, vá vá. Chị nhận dậy thêm cho các thợ may khác. Khi ra nghề họ dễ dàng vượt mặt chị nhờ những vị trí đắc địa của cửa hàng mà họ có. Chị buồn lắm. Biết là mình càng dậy ra nhiều học sinh nghành may, càng nhanh mất nghề. Ai bảo chị dậy giỏi quá? Ai bảo chị truyền hết nghề cho họ? Nhưng vì tiền ăn, tiền học của các con. Chị vẫn làm điều đó.
                     Hai đứa bé lớn lên, một đứa giống cả hai anh chị. Một đứa giống anh tôi như tạc. Một đứa ước mơ làm doanh nhân. Một đứa ước mơ làm bác sĩ chữa bệnh cứu người. Một đứa đang mơ ước sở hữu một chiếc xe đạp đua đắt tiền. Có được cái xe đó, bé sẽ đi phát tờ rơi quảng cáo cho tiệm may của mẹ được nhanh và nhiều hơn. Một đứa chỉ đang mơ ước được có … bố ruột! …  Hai đứa bé năm học nào cũng  chia nhau xếp thứ nhất và thứ hai trong lớp. Chia nhau làm chức lớp trưởng và bí thư trong lớp. Chúng là trọn vẹn tình yêu của chị Hương. Là một phần máu mủ của anh Hà bên chị. Hai đứa bé là nguồn sống, là hơi thở và là nghị lực phi thường của chị trong cuộc mưu sinh.
                     Ngoài giờ đi học, chúng chia nhau đi khắp đầu làng cuối xóm phát tờ rơi quảng cáo về hiệu may của mẹ. Vì thế mà tiệm may của chị ngày càng đông khách. Cuộc sống của ba mẹ chị con đỡ vất vả hơn. Chị đang tính quây hàng rào ở  khoảng  đất  trống cuối vườn. Thả mấy con gà cho bọn trẻ chăm sóc. Rồi cả nhà sẽ có thêm trứng để ăn! …
                     Nhưng hai đứa trẻ con bà chủ nhà đã ăn học xong. Công ăn việc làm đang dần tạm ổn. Mấy bữa trước bà có qua nhà nói chuyện với chị Hương. Bà bảo chị  lo tiền trả gọn một món tiền đất cuối cùng. Để con bà làm của hồi môn khi đi lấy chồng. Bà bảo chị trả được đến đâu, bà sẽ làm sổ đỏ cho mẹ con chị đến đó. Vậy là xong! Đất đang lên giá từng ngày, mà họ vẫn đang nhận tiền hàng tháng của chị Hương theo giá thỏa thuận từ hàng chục năm trước.
                       Chị Hương lại phải tất bật chạy đôn chạy đáo lo toan. Chị cố mua cho được cả nửa mảnh vườn đó. Chị muốn có chỗ trồng thêm luống rau, nuôi thêm con gà. Bọn trẻ có thêm khoảng không gian thoáng mát để chơi đùa. … Vả lại, từ nhỏ bọn trẻ vẫn nghĩ đó là vườn nhà mình đã mua, chỉ chưa trả hết tiền thôi. Giờ một nửa vườn sắp không còn là của gia đình chúng. Chị sợ chúng bị tổn thương! Thế là chị lại phải nhọc nhằn trong chuỗi ngày mưu sinh.




Báo cáo kết quả tìm kiếm

                     Biết được điều này, tôi thương chị Hương lắm. Tôi gọi ngay điện về cho bác gái. Nói chị Hương đã sinh cho anh Hà hai đứa con trai đẹp như tranh vẽ.  Giống anh Hà như đúc. Hai đứa rất ngoan và học giỏi. Không hề thù hận gia đình bên nội. Còn chị Hương giờ đã là một cô giáo. Năm nào cũng đi thi giáo viên dậy giỏi. Chị vẫn sống độc thân và vẫn một lòng yêu anh Hà. Ý cháu là anh Hà vẫn là người đàn ông duy nhất trong cuộc đời chị….! Bác gái mắng yêu tôi, ơ hay cái con này! Con trai anh Hà thì phải đẹp và giỏi rồi, thế mà phải nói… Bác vồn vã, hỏi thăm địa chỉ để đến thăm chúng nó, rồi còn đưa chúng về nhận tổ quy tông. Và bác sẽ cầu xin chị Hương tha thứ!... Nó muốn gì bà cũng sẽ cho ! Bác lại xúc động và xót xa ân hận khi nghĩ đến việc đã đối xử tệ hại với chị Hương năm xưa.
                      Tôi chấn tĩnh bác, chị Hương vẫn sống khá tốt. Và  vẫn kính yêu bác như xưa. Những tấm áo bà ba mà bác bất ngờ nhận được vào các dịp sinh nhật hay lễ tết là do chị Hương may tặng.  Vì Logo của cửa hàng chị ấy trùng khớp với nhãn hiệu đã đính ở cái áo của bác. Chị ấy chính là người ẩn danh đã gửi cho bác những món quà mà bác đã rất yêu quý. Hai đứa trẻ vẫn mang họ Lê của anh Hà! …Bác nức nở trong điện thoại. Trời ơi, tại sao? Tại sao nó lại tốt với bác như thế? Hu hu  hu…  Tôi bảo bác, chắc lý do vẫn như xưa thôi bác ạ: Vì bác là mẹ anh Hà, giờ bác còn là bà nội của hai con trai chị ấy…
                     Tôi bảo với bác chị ấy đang muốn nuôi thêm mấy con gà cho bọn trẻ có thêm trứng để ăn. Chị ấy kiếm tiền khá giỏi nhưng còn đang lo trả rứt khoát cho người bán đất để làm sổ đỏ luôn. Thế nên vẫn chưa mua được. Quê mình nhiều nhà có trại chăn nuôi già giống. Bác đi hỏi thăm, rồi mua lấy một ít làm quà cho các cháu bác nhé! Chắc chị Hương và bọn trẻ sẽ vui lắm. Bác  tôi vồn vã nói: để bác chạy sang hỏi bác Hoan bên hàng xóm. Tôi dặn thêm. Bác mua thêm cả mấy con gà to, rồi thịt luôn làm thức ăn cho bọn trẻ. Cả thấy bác đến thăm. Chị Hương lại tốn tiền mua thức ăn thì khổ.
                     Kết thúc nhiệm vụ vẻ vang của mình, tôi không vào thăm nhà chị phương mà về luôn. Bởi mẹ chị vẫn ở đó. Nhìn căn nhà nhỏ bé hai gian trống trơn. Nhưng rất sạch sẽ. Lòng tôi không khỏi ngậm ngùi xót xa. Tội nghiệp chị Hương quá. Vừa ngoan, vừa tài, vừa sắc mà lại phải chịu khổ. Mong chị hãy cố chịu đựng thêm ít ngày nữa. Chắc chậm nhất là từ cuối tuần này. Anh Hà sẽ ở bên chị. Cùng chia sẻ gánh nặng trong cuộc mưu sinh với chị. Cũng đến giờ tôi phải vào trường. Và cũng không muốn chứng kiến cảnh mẹ chồng nàng dâu hơn mười năm gặp lại. Dù sao đó cũng là chuyện riêng tư trong gia đình…. Hơn nữa, việc đào cái kênh dẫn nước nhỏ cho bọn trẻ hình như đã vắt cạn sinh lực của tôi.
                     Tôi nhớ lần gặp chị Phương gần đây, chị vẫn đẹp! Đẹp man mị của một người đàn bà từng trải. Vất vả khổ đau đã không quật ngã được chị. Bởi vì trong lòng chị luôn có anh Hà, có hai giọt máu đào của anh luôn động viên và chia sẻ gánh nặng cuộc sống cho chị. Hôm ấy vì trốn tránh sự theo đuổi của một người đàn ông. Chị đã trốn vào nhà tôi, nói đây là nhà chồng chị. Và tôi hợp tác với chị để lừa người đàn ông đó. Để anh ta không theo đuổi và làm phiền chị nữa. Hôm đó chị đã khóc nấc lên, anh Hà ơi, anh ở đâu. Em khổ quá… Chị đã hỏi thăm về anh Hà. Hóa ra chị cũng mới biết việc ngay sau ngày cưới, anh Hà đã trốn ra đảo Trường Sa. Nhưng giờ đã chuyển vào đất liền. Và chị không biết anh đang ở đâu. Tôi nói chỉ biết anh giờ làm sếp ở viện quân y của tỉnh. Chị vợ làm giáo viên trường cấp ba chuyên của tỉnh. Gia đình vợ cho một mảnh đất ở gần đó. Họ có một đứa con gái và đang chuẩn bị xây nhà. Tôi cũng chưa từng đến. Chỉ nghe bác gái nói thế. Vì từ ngày anh chị chia tay nhau. Anh ngày càng xa cách với đại gia đình. Mỗi lần qua nhà anh chỉ hỏi thăm tin tức về chị rồi lại lặng lẽ ra đi. Tôi đã hứa nhất định sẽ hỏi thăm địa chỉ nhà chính xác của anh Hà cho chị Hương. Tôi cảm nhận thấy trong đôi mắt và huyết quản của mình, chị đang khát khao được nói với anh tôi một điều gì đấy rất quan trọng. Nhưng mà lại không được. Chỉ còn lại một trái tim đang bị tổn thương. Một cõi lòng tan nát.  Rồi chị đi mất, chẳng biết chị ở đâu và làm gì. Cuộc sống bao năm qua của chị ra sao! Nhưng tôi biết chị vẫn yêu anh tôi tha thiết. Và cũng không thấy chị quay lại nhà tìm tôi.
                     Bây giờ nghĩ lại, khoảng thời gian chị tìm gặp tôi chính là lúc chị thừa nhận với gia đình chồng hai đứa bé không phải là con anh Điểm. Và dọn về quê sinh sống. Còn nhờ gia đình khuyên anh Điểm đi lấy vợ khác để sinh con nối dõi. Chả trách chị lại bị người đàn ông lạ theo đuổi. Người như chị ấy, không có sự che trở và bảo bọc của một người chồng thì sẽ khổ sở vì có nhiều chàng trai đem lòng yêu thương. Và con chị chắc chắn đã hỏi chị về bố đẻ của chúng. Chị rất thương chúng, và đã đi tìm anh Hà. Nhưng chị lại lo cho hạnh phúc của anh Hà bị ảnh hưởng. Chị lại lặng lẽ biến mất.
                     Chị Hương yêu anh tôi thật nhiều. Điều này làm tôi rất ngưỡng mộ chị . Nhưng tôi không đồng ý với cách sử lý của chị. Sao chị lại buông tay anh? Sao chị không ích kỷ lấy một chút? Sao chị để cho người đàn bà kia có cơ hội chui vào cuộc sống của anh. Như con giun, con ròi hàng ngày đục ruỗng cơ thể anh tôi. Sao hai người không cùng nhau đương đầu với khó khăn? Chị có quyền từ chối đi hạnh phúc của mình là ở bên anh Hà. Nhưng chị không có quyền lấy đi hạnh phúc của hai đứa nhỏ. Và cả anh Hà nữa, anh ấy sẽ khổ tâm và đau khổ đến thế nào khi biết chị đã một mình sinh con và nuôi dưỡng chúng suốt bao nhiêu năm qua…
                       Anh Hà ơi, anh phải nhanh lên. Đừng để mất chị Hương thêm một lần nào nữa. Hai người là của nhau. Tuy đã đi về hai phía của cả một cái vòng tròn lớn. Nhưng giờ hai người lại sắp được trở về bên nhau rồi. Đừng tuột mất  nhau một lần nữa. Giờ em đã lớn khôn, anh có thêm hai đứa nhỏ và bác gái hậu thuẫn. Cầu mong hai người được ở bên nhau và hạnh phúc mãi mãi.
                     Suy nghĩ như vậy, tôi bèn dừng ngay xe lại giữa một quãng khá vắng. Không đợi về đến nhà, tôi gọi cho anh Hà, nói về tình hình của chị Hương và hai đứa nhỏ. Ban đầu anh tưởng hai đứa nhỏ là con của chị Hương với chồng chị ấy. Vì anh chỉ biết chị ấy sau khi anh ra đảo Trường Sa đã đi lấy chồng. Nhưng không biết chị ấy ở đâu và không ai gặp chị ấy cả. Anh thì không tin chị ấy có thể lấy chồng. Vì anh biết chị ấy rất yêu anh. Và nếu chị có lấy chồng và sinh con cho người đàn ông đó. Anh cũng không trách chị, không có quyền trách móc chị. Làm thân con gái, đâu rễ thực hiện lời nguyện thề chỉ trọn vẹn thuộc về một người đàn ông? Anh sẽ yêu thương con của chị ấy hết lòng. Đó là con của Hương, tình yêu duy nhất của cuộc đời anh. Nhưng khi tôi nói đó là con của anh. Có hai đứa vì chị ấy đã sinh đôi, … thì anh đã hết sức sửng sốt. Điện thoại tắt ngấm. Tôi biết anh tôi đang ba đầu sáu chân chạy đi tìm chị Hương theo địa chỉ tôi nói. Dù lòng chị Hương có nhiều hờn giận với anh. Thì chị ấy cũng không có quyền từ chối quyền làm cha của anh với hai đứa nhỏ.






Sự bù đắp ngọt ngào

                     Có bao nhiêu gà trong nhà Bác Hoan, bác gái tôi mua hết. Không trở được hết lên một chuyến, bác thuê xe và nhờ thêm người trở lên. Rồi bác và bác Hoan tức tưởi đến chỗ nhà chị Hương  ngay, bác sợ chị trốn mất, mang theo cháu nội bác. Bác mong gặp mặt hai đứa cháu nội. Bác đang lo cho con trai sau này không có người hương khói. Giờ thì cầu được ước có. Bác mừng vui khôn tả. Bác cũng rất thương hai cháu nội, mong sớm bù đắp cho chúng nó được giờ phút nào hay giờ phút ấy. Giờ thì bác rất yêu quý, cảm phục và biết ơn chị Hương.
                     Bọn trẻ thì vui mừng, sung sướng nhảy cẫng lên. Khi mỗi đứa được bác tặng cho một đàn gà! Chúng cưng nựng bọn gà như thú cưng! Những con gà to, bác tự tay làm thịt cho bọn trẻ ăn no, ăn chán! Cứ nhìn bọn trẻ ăn, lòng bà lại đầy những vui mừng và xót xa. Bác thương các cháu sống trong cảnh thiếu thốn nghèo nàn. Mừng vì chúng vẫn rất ngoan, chăm học và khỏe mạnh.  Còn tụi trẻ thì khỏi phải nói. Chúng rất yêu quý bác. Từ lúc được sinh ra chúng chẳng bao giờ được ăn uống sướng như thế cả. Và cũng không ai từng cho chúng một món quà lớn đến thế cả. Người thân duy nhất của các cháu gần như chỉ có người bà ngoại già yếu. Vào mỗi buổi cuối tuần thường đem cho mấy  mẹ con khi thì quả bầu, quả bí. Lúc thì tải khoai tây. Có hôm bà còn đem cho tụi nhỏ hộp ruốc để ăn dần. Thế mà hôm nay chúng được ăn chán chê những con gà béo mụ. Lại mỗi đứa được tặng cả một đàn gà!
                     Thằng Sơn tung lắm thóc cho đàn gà rồi tính toán. Khoảng ba đến bốn tháng nữa những con gà mái sẽ đẻ trứng. Rồi trứng sẽ nở thành những đàn gà con. Gà trống thì đem bán lấy tiền đóng học và may quần áo mới. Phải rồi, đã hai năm rồi tụi trẻ chưa được may áo đồng phục mới. Cô giáo mấy hôm trước có nhắc hai anh em. Bình thường thì như thế chẳng ai nhắc đâu. Nhưng vì hai đứa là lớp trưởng và bí thư, là bộ mặt của lớp. Không lên mặc chiếc áo đồng phục cũ đã ngắn như thế. Rồi những đàn gà con chẳng mấy cũng lớn. Nó sẽ bán chúng để cóp tiền mua một chiếc xe đạp đua thật đẹp.
                     Chị Hương lại lật đật lo tiền mua cám cho gà, mua thức ăn cho bác gái, vì bác gái cứ  ăn thịt gà là lại bị mẩn ngứa. Chị cũng chẳng biết phải xử lý ra sao. Thôi thì cứ mặc kệ. Bà nội của các con chị. Chị không có quyền không cho bà đến thăm các cháu. Hơn nữa, các con chị từ nhỏ đã thiếu thốn tình thân lắm rồi. Chị không lỡ tách xa chúng khỏi bà nội.
                      Bác gái tôi được thể ở đấy chơi với các cháu luôn. Ai đến đón về cũng nhất định không chịu về. Bác đã hơn 70 rồi, sống chẳng được bao lâu nữa. Bác ngắm ngía hai đứa cháu. Chúng thật giống anh Hà ngày xưa, chỉ gầy hơn thôi. Chúng nó đều rất thương xót bác. Bác phải bù đắp cho chúng.  Bao nhiêu tiền bác dành dụm từ ngày anh Hà  bị ép cưới vợ. Vẫn định bụng cho mẹ con chị Hương. Giờ bác gọi chủ đất đến. Trả tiền mua phứt cả mảnh vườn. Bác mua tặng cháu nội. Chị Hương cũng không muốn nhận. Nhưng chị không có quyền từ chối. Chị Phương vất vả lo tiền làm giấy tờ, rồi lo tiền thuế đất...
                     Anh tôi thì vui mừng khỏi phải nói, tôi biết anh đã được cứu sống. Anh nóng lòng muốn thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng của người cha. Muốn dành những gì tốt nhất cho chúng. Nhưng còn bọn trẻ, anh cần tiếp cận thận trọng cả chúng bị tổn thương.  Tôi đưa anh bức vẽ về chiếc xe đạp đua con anh đang mơ ước. Tôi đã đến hỏi ở cửa hàng xe đạp to nhất trong thị xã. Hai triệu rưỡi một chiếc. Người bán hàng dán nhãn hai triệu bẩy một chiếc.  Nhưng vì nhập hàng đã lâu không có ai hỏi thăm. Thế lên bác ấy đã đồng ý sẽ bán rẻ. Vì thế tôi bảo anh tôi đến đó mua tặng bọn trẻ hai cái xe đạp. Tôi cũng muốn mua tặng chúng, nhưng mà số tiền ấy hơi quá lớn  với túi tiền của sinh viên nên đành thôi. Bọn trẻ sẽ vô cùng sung sướng khi nhận được món quà  này. Có bố và bà nội thật là sướng. Tôi biết chắc là thế.



Tình phụ tử thiêng liêng

                     Rồi anh xin bệnh viện cho một đội về khám chữa bệnh miễn phí cho nhân dân, nơi chị Hương sinh sống và công tác. Địa điểm được đặt ở trường của  hai con trai anh. Hai đứa bé nằm trong một đội được nhà trường cử chăm lo việc nước lôi và hướng dẫn bệnh nhân. Tận mắt chứng kiến người cha tài giỏi, nhân từ và bác ái của mình. Trong lòng  chúng rất yêu thương và tự hào nhưng vẫn còn hờn giận. Tại sao bố lại bỏ rơi mẹ chúng ? Lại còn đi lấy một cô gái giầu có làm vợ? ... Chúng vẫn cự tuyệt việc nhận cha! …
                     Tôi dịu dàng nói chuyện với chúng về tình mẫu tử. Hỏi chúng có yêu thương và nghe lời chị Hương không? Chúng nói dù có chết cũng nhất định không để mẹ Hương phải buồn. Thế là tôi nói: Bố Hà các cháu cũng thương yêu và nhất định không muốn làm bà nội các cháu như buồn như vậy. Bà nội thì bị cô gái kia lừa là có con với bố cháu!  Nên bà đã bắt bố cháu phải có trách nhiệm với đứa bé đó. Thật ra bố cháu từ khi gặp mặt đến tận bây giờ cũng chưa từng làm chuyện gì với cô ấy để cô ấy có thể có con. Còn mẹ cháu đã không nói cho ai trong gia đình bên nội biết sự tồn tại của các cháu.  Từ khi ở hải đảo  trở về đất liền. Ngoài thời gian dành cho công việc. Bố cháu chỉ dành thời gian đi tìm mẹ cháu thôi… Thế lên cô cũng rất ít gặp bố cháu. Mẹ cháu sẽ rất ân hận và đau lòng nếu hai đứa không chấp nhận và yêu thương bố các cháu… Tôi chưa nói hết câu, hai đứa trẻ lao vào ôm chầm lấy anh Hà và khóc nấc lên. Những hờn tủi từ khi chúng biết chỉ là những đứa cháu nuôi của ông bà nội dâng lên. Cả những giận hờn về một người cha đang có cuộc sống yên bình hạnh phúc trong khi ba mẹ con nó phải sống trong cảnh kham khổ. Trẻ thì cậy cha, già thì cậy con. Mấy đứa trẻ chẳng có ai để dựa vào. Chỉ biết dựa vào nhau, bảo ban nhau học hành tiến bộ cho mẹ chúng được vui lòng. Chúng vẫn bảo với mẹ Hương là chúng không cần có cha. Chỉ cần có mình mẹ Hương là được để chị yên tâm và đỡ buồn đau. Thực ra trong lòng chúng cũng khao khát gặp anh, khao khát được anh quan tâm chăm sóc, được anh yêu thương… Nhìn chúng bạn được sung sướng trong cảnh nhà có ba có mẹ. Chúng cũng thèm lắm chứ. Nhưng biết cha chúng ở đâu. Chúng có cố hỏi thì mẹ Hương cũng chỉ bảo rằng: Hãy để cuộc sống của ba các con được bình yên và hạnh phúc! Chị đã hi sinh tình yêu và hạnh phúc của chị cho anh. Giờ chị đã hi sinh cả hạnh phúc và tuổi thơ của các con chị cho sự bình yên của anh.
                     Chị ấy đâu biết, cuộc hôn nhân của anh chỉ là hình thức,  Đứa bé ngày đó không phải là con anh. Đó chỉ là kết quả của một âm mưu. Anh đã chẳng làm gì có lỗi với chị Hương hết. Anh cũng giống như chị, là một nạn nhân. Đêm nào anh cũng vẫn ôm cái áo len chị đan tặng mà khóc. Ngày nghỉ nào anh vẫn âm thầm đi tìm chị!...




Tình sâu nghĩa nặng

                     Mẹ chị Hương bảo anh Hà không cần hỗ trợ tiền ăn học cho em trai chị Hương nữa. Thì ra người vô danh, hàng tháng vẫn gửi tiền sinh hoạt phí cho em trai chị Hương là anh Hà. Không tìm được chị Hương, Anh thay chị chăm sóc em trai chị. Ngày xưa chị ấy cũng đã nghỉ học giữa chừng. Đi làm kiếm tiền giúp mẹ lo cho cậu ấy ăn học. Bố chị Hương đã mất, mẹ chị Hương thì chịu nhiều di chứng từ chiến trường nên sức khỏe yếu. Mất hết giấy tờ, không được hưởng chế độ đãi ngộ của nhà nước. Cuộc sống ở cái làng quê nghèo nàn ấy chỉ dựa vào sức lao động trên đồng ruộng. Chả trách vì thế nhà chị Hương rất nghèo. Giờ chị Hương vì chuyện với anh mà bỏ làng đi biệt tích. Anh thay chị chu cấp tiền ăn học cho em trai chị ấy là chuyện đương nhiên.
                      Bác Hòa cười và kể lại: bác phát hiện ra thằng Hà là  người gửi tiền cho con trai bác bắt đầu từ tháng thứ ba. Dù nó đã rất khôn khéo để che dấu điều ấy. Nhưng mà làm sao qua mặt được bác. Bác từng là biệt động mà! Cả nhà cười xòa! Bác ấy cũng rất yêu quý anh tôi. Cái thằng vừa có tài, có tình lại có nghĩa! Nhưng mà ván đã đóng thuyền. Bác đành lặng im…
                     Những ngày đó, bác vẫn để con trai bác dùng những đồng tiền anh Hà chu cấp. Còn ở quê, bác cũng luôn cố gắng kiếm ra đủ ngần ấy tiền để chu cấp cho hai con trai Anh Hà. Bác  chỉ giúp anh thực hiện nghĩa vụ làm cha thôi. Giờ thì anh tự mà làm lấy. Anh Hà chỉ biết ôm hai đứa trẻ vào lòng mà khóc. Bác ấy cũng không muốn vì hai đứa trẻ, vì chị Hương mà ảnh hưởng đến công tác và hạnh phúc gia đình của anh! Dù lòng bà rất thương chị Hương, rất thương hai đứa cháu ngoại đáng yêu của bà.




Nghĩa tình đồng đội

                      Em trai chị Hương học rất giỏi. Ước mơ duy nhất là được tiếp bước cha anh. Trở thành chiến sĩ quân đội nhân dân, phục vụ đất nước. Mẹ chị ủng hộ ước mơ của cậu con trai. Dù biết đó là con đường đi không bằng phẳng với con trai bà. Vì bà hiện giờ đã mang tội mạo nhận cán bộ cách mạng, … có tiền án, lý lịch không trong sạch. Nhưng bà vẫn động viên con theo đảng, theo nhà nước. Đất nước này còn rất nhiều những con người anh dũng chỉ biết hi hinh vì đất nước. Không  thể vì một tên chủ tịch xã tiểu nhân, bỉ ổi mà làm bà mất đi niềm tin với đảng, với chính quyền cách mạng.
                     Con trai bà vào học hệ dân sự của một trường đại học về quân sự. Bà lại phải nhọc nhằn những nỗi lo toan. Nhưng điều bà uất ức nhất là con trai bà bị đối xử không công bằng vì lý lịch gia đình. Lẽ ra con trai bà phải là đối tượng được ưu tiên hàng đầu mới đúng. Bà đã viết đơn kêu oan khắp nơi. Nhưng đồng đội cũ đã chết và thất lạc gần hết trong chiến tranh. Những người bà vượt đường xa xôi tìm được đến nhà thì cũng đã ra đi cùng tổ tiên hoặc đang định cư ở nước ngoài. Không có gì để xác minh. Trong chiến đấu do điều kiện bí mật họ lại đa phần dùng bí danh. Những người bà nói được rõ tên và quê thì lại không khớp về gia đình, thân nhân. Thế là bà vẫn chưa được minh oan!  Chuyện của bà dần đi vào quên lãng.
                     Con trai bà học hành giỏi giang. Thành tích luôn luôn xuất sắc. Trong một lần đoàn kiểm tra của  cấp trên đến kiểm tra tình hình giáo dục và đào tạo sĩ quan cao cấp của quân đội. Dù con trai bà có thành tích đứng thứ nhất. Nhưng vì lý lịch gia đình không trong sạch nên chỉ được là người cầm cờ cho cậu có thành tích thứ hai đọc báo cáo thành tích của trường. Vị chỉ huy cấp trên là đại tá Lê Tiến  vốn cũng từng là lính chiến đấu ở chiến trường mà bà Hòa công tác. Chú ấy vô cùng sửng sốt trước cậu học viên sĩ quan cầm cờ. Cậu ấy rất giống với một vị ân nhân đã từng cứu mạng và cưu mang chú ấy suốt một thời gian dài bị thương nặng nằm liệt ở chiến trường khốc liệt. Người ấy đã không  tiếc thân mình dìu chú ấy qua mưa bom, bão đạn vào rừng sâu trốn. Không ngại nguy hiểm vào rừng tìm thuốc cứu thương cho chú ấy. Đồ ăn thiếu thốn, chú ấy bị thương quá nặng. Không ăn uống được gì nhiều. Người ấy đã hi sinh cả những dòng sữa ít ỏi của con gái mình, dành cho chú ấy. Sức khỏe khá lên, nhưng lại bị địch phát hiện. Hai người đành chia đôi và chạy qua hai hướng. Hướng đồng chí  ấy chạy, đồng chí tự đánh động để thu hút bọn giặc cùng đội chó săn đuổi theo. Chú ấy cứ nghĩ người ấy đã chết.  Vì chú ấy đã quay lại đó tìm nhiều lần trước khi bắt được liên lạc với đơn vị nhưng không thấy. Chỉ khai trong lý lịch quân nhân là có  một người đàn bà người Cao Lan, bị câm đã cứu sống và anh dũng hi sinh để bảo vệ mạng sống cho chú ấy. Hàng năm vào ngày 27/ 7, chú ấy vẫn trở về nơi đó. Tìm kiếm phần mộ người chiến sĩ cộng sản kiên cường. …
                     Chú ấy nhất quyết muốn xem hồ sơ lý lịch quân nhân của cậu học viên ấy. Vì biết đâu cậu ấy có họ hàng thân tộc với vị ân nhân của mình. Về phía nhà trường thật lòng họ không muốn đưa cho chú ấy xem. Sợ lý lịch gia đình làm ảnh hưởng đến cảm tình của chú ấy với cậu học viên này. Hơn nữa, cậu ấy luôn là học viên xuất sắc, gương mẫu, đi đầu. Lại có tấm lòng nhân ái, sống rất chan hòa và đôn hậu. Ai cũng yêu mến cậu ấy. Nhưng mà chú Lê Tiến có quyền ra lệnh điều ấy. Họ đành phải chấp hành.
                     Khi chú ấy mở  hồ sơ lý lịch của cậu học viên ấy thì vô cùng bị sốc vì tấm ảnh người phụ nữ năm nào nằm ngay ở trang đầu tiên. Tuy mái tóc đã điển bạc, nhưng vẫn đôi mắt tinh danh và sắc sảo ấy. Chú bàng hoàng đọc tiếp, dòng chú thích mẹ: Nguyễn Thị Hòa, dân tộc Kinh, quê quán Mê Linh, Hà Nội. …
                     Trời ơi, thì ra bà ấy không phải là người dân Cao Lan, và bà ấy sống chỉ cách chú có mấy chục cây số. Vậy mà năm nào chú vẫn vượt mấy trăm cây số đường rừng  núi để đi tìm phần mộ của bà. Bà hiện vẫn  sống khỏe tại quê nhưng có tiền án vì mạo nhận cán bộ cách mạng và tình nghi là phản động ….  Tim chú đau nhức, chú ôm ngực gục xuống. Mọi người xô vào lo cho sức khỏe của vị chỉ huy đáng kính. Khi tinh thần khá hơn. Chú cho gọi cậu Hưng con trai bà Hòa vào, trước sự ngỡ ngàng của mọi người. Chú  ôm lấy cậu ấy mà nức nở. Thanh minh cùng mọi người, mẹ cậu ấy không hề mạo nhận là cán bộ cách mạng….  Chính bà ấy đã trực tiếp cứu sống chú ấy. Còn nuôi sống chú ấy bằng bầu sữa ngọt lành của mình suốt một thời gian dài….
                     Cậu học viên  Hưng được cho nghỉ phép mấy ngày để đưa đại tá Lê Tiến về quê thăm mẹ. Hai người gặp nhau trong tuôn chào nước mắt. Ngày đó hai người chạy đi hai hướng khác nhau.  Khi bà thoát được đội chó săn là lính địch. Bà quay lại tìm chú mãi mà không thấy. Cứ nghĩ chú đã bị địch bắt và giết hại.  Ai ngờ …. 
                     Bà cũng kể, vì điều kiện chiến đấu, bà phải mặc áo của đồng bào dân tộc Cao Lan để dễ bề hoạt động. Nhiệm vụ của bà chủ yếu là truyền thông tin về tình hình của quân địch cho quân ta. Hôm ấy khi phát hiện ra một cứ điểm quan trọng của giặc chỉ còn 14 tên lính trấn giữ. Bà bất chấp nguy hiểm vượt qua mưa bon, bão đạn về phía quân ta báo tín gấp. Để quân ta tấn công ngay trước khi địch kịp  bổ sung lực lượng. Trong lần ấy bà đã suýt bị trúng bom, nhưng hơi ép của quả bom nổ gần bà đã lấy đi toàn bộ hai hàm răng của bà. Vì đồng chí chỉ huy bên lực lượng của ta lại đang có cậu em trai bị thương rất nặng nên đã chần trừ trong phương án tấn công. Bà đã cắt mái tóc của mình giao cho đồng chí ấy làm tin. Và thề sẽ lấy tính mạng của mình để đảm bảo sự an toàn của em trai đồng chí ấy. Khi giúp chú Tiến trốn thoát trong rừng sâu, toàn bộ giấy tờ của bà đã bị mất hết trong quá trình lẩn trốn.
                     Sau chiến tranh, bà có khai báo với chính quyền địa Phương về quá trình hoạt động cách mạng của mình. Nhưng mà không khớp. Đồng Chí Lê Tiến trong ban chỉ huy quân sự tỉnh là con cả, không hề có anh trai. Còn đồng chí Phùng Lam thì không hề có em trai cùng chiến đấu ở mặt trận. Đồng chí ấy là con một. Tuy trên hồ sơ quân nhân của các đồng chí ấy đều có ghi những thông tin về một nữ biệt động kiên trung với đảng có những chi tiết trùng khớp với lời khai của bà. Nhưng những điều này đều bị vị chủ tịch xã Khánh ém nhẹm đi. Những đoàn kiểm tra hay thanh tra từ trên về trường hợp của bà Hòa cũng bị ông một mực bưng bít thông tin. Ông còn dùng các mối quan hệ và quyền lực của mình kết tội bà Hòa vì tội cố ý mạo nhận làm cán bộ cách mạng, lừa dối chính quyền để trục lợi. Ông còn vu cho bà tội làm gián điệp cho địch nhưng không đủ bằng chứng nên vẫn để hai chữ “ tình nghi”!  Lý lịch của bà bị nhuộm một màu đen khi bà bị tù treo do những lỗ lực minh oan của mình.
                     Cảm thấy không đấu được với ông chủ tịch xã nữa. Bà đành chỉ biết động viên con cháu học hành giỏi giang và công tác tốt. Thời gian thấm thoắt thoi đưa. Thoáng một cái, mà cũng đã mấy mươi năm trôi qua.
                     Khi biết tin đồng chí biệt động năm xưa vẫn còn sống và đang phải chịu hàm oan. Bác Lam  cũng bị sốc, bác đã tìm đến tận nhà, quỳ xuống xin lỗi bà Hòa. Vì tại bác mà bà Hòa bị oan! Giá ngày đó bác không gọi đồng chí Lê Tiến là em trai. Thì đã không có cơ sự này… Trong chiến đấu, sự sống và cái chết chỉ cách nhau trong gang tấc. Bác Lam và chú Tiến đã cùng quê lại là cùng xóm. Chiến đấu bên nhau trong cùng một tiểu đội có khác chi anh em một nhà. Em trai bị thương nặng, cơ hội ngàn năm có một để đánh chiếm cứ điểm  quan trọng mà không tốn nhiều máu xương đồng đội. Lại cảm phục đồng chí biệt động báo tin không ngại nguy hiểm, dù đã bị thương nặng nhưng vẫn cố báo cho bộ đội ta một thông tin quan trọng. Đành lòng bác đã để lại em trai ở tuyến hai để cùng đồng đội phá vòng vây, tấn công cứ điểm và đã dành chiến thắng.
                     Vậy mà suốt bao nhiêu năm qua, trong lòng Chú Tiến vẫn có một lỗi buồn về người anh cả của mình trong chiến đấu. Chú ấy cứ nghĩ bác Lam vì ham công danh đã bỏ chú ấy lại ở tuyến hai. Còn chú ấy thì may mắn được một người đàn bà dân tộc Cao Lan bị câm cứu sống!
                     Bao đau đớn và hiểu lầm của một thời chiến tranh đã qua. Chú Tiến xin được nhận làm con nuôi của bà Hòa. Thay bà chăm lo cho cậu con trai đang còn trong quân ngũ. Giờ đã thành em trai của chú. Còn Bác Lam, bác trực tiếp đứng ra làm lại hồ sơ cách mạng cho bà Hòa. Chỉ đạo chính quyền xử lý nghiêm chủ tịch xã Khánh vì tội: Lợi dụng việc công, trả thù riêng. Hãm hại người có công với cách mạng. Vì điều kiện công tác bác  Lam không trực tiếp về dự phiên xử. Nhưng bác tuyên bố, nếu bản án không đúng người đúng tội. Chính Bác sẽ khởi kiện lên tòa án cấp cao hơn  trên danh nghĩa cá nhân. Bác ấy giờ đã là một quan chức cấp cao của chính quyền.
                     Người cha nuôi của anh tôi trên đảo đã thay anh lập hồ sơ về công trình lọc nước biển thành nước ngọt đầy sáng tạo và hiệu quả của anh đi các cấp, ban, nghành. Cuối cùng, công trình cũng lọt vào mắt xanh của bác Huy có họ hàng xa bên họ ngoại nhà tôi.  Bác ấy làm bên quân đội, chức to lắm. Đầy sao trên cầu vai áo. Tôi cũng không biết nhiệm vụ chính của bác là gì. Nhưng hôm ăn giỗ ở nhà bà ngoại. Thấy bác nói chuyện về công trình lọc nước rất thông minh đã biến nước biển thành nước ngọt của một ông Võ Khâm nào đó ở đảo Trường Sa mà bác rất khâm phục. Bác ấy rất thích thú về hệ thống lọc nước rất thông minh này. Đang có kế hoạch đem hoàn thiện nó để ứng dụng trong toàn quân. …  Tôi lắng nghe không bỏ xót lời nào bác nói. Rõ ràng công trình này là của anh Hà. Đây có thể là việc ăn cắp bản quyền. Có thể ông  Võ Khâm đã nhìn thấy sự tuyệt vời của công trình này từ lâu lên đã lập mưu ép anh tôi buộc phải trở về đất liền để cướp công của anh ấy . Không, tôi không thể điều ấy xẩy ra. Tôi nói to, dạ thưa bác Huy, công trình hệ thống lọc nước ấy không phải của ông Võ Khâm đâu. Mà đó là của bác sĩ quân y Lê Hà, anh con bác bên họ nội nhà cháu. Ông Khâm này là người mạo nhận, là tên ăn cắp bản quyền của anh Hà…. Tôi nức nở!
                     Bác Huy cho người nhà về lấy sơ đồ hệ thống lọc nước đó. Mắt bác mở to, nhìn tôi đầy cảm mến. Nhà bác ở gần nhà bà ngoại tôi. Vốn là người công tư nghiêm minh. Bác có cuộc sống riêng vô cùng mẫu mực khiến ai ai biết chuyện cũng vô cùng ngưỡng mộ. Tôi biết chắc, nếu ông Võ Khâm đã ăn cắp bản quyền hệ thống lọc nước của anh tôi. Chắc chắn ông ấy sẽ bị trừng trị thích đáng. Trong lòng tôi đang hoan hỉ vì một tên giả danh sắp bị trừng trị. Thể nào mà ông ta đã vất vả đi hết cơ quan này đến sở nghành khác để xin đăng ký cấp bằng sáng chế. Rồi đưa lên cấp trên để xin phát triển hệ thống ra toàn quân. Cũng như  trong nhân dân ở các huyện đảo và các vùng đồng bằng duyên hải. Cũng phải thôi. Ông ấy sẽ được tiền bản quyền sáng tạo. Ông ấy sẽ được tôn vinh…
                     Tôi đang mải nghĩ thì sơ đồ hệ thống lọc nước được đưa đến. Chúng được kẻ vẽ hết sức chuyên nghiệp trên một tờ Ao. Người lập hồ sơ về công trình này và trực tiếp làm việc với các sở ban nghành đúng là vị chỉ huy Võ Khâm. Nhưng  ở góc phải của bản vẽ là một bảng chỉ dẫn nhỏ: Tác giả của công trình sáng tạo là Bác sĩ Lê Hà. Cả nhà vỡ òa sau im lặng. Hóa ra bác Võ Khâm đã không mạo nhận để cướp công người khác. Hóa ra tôi đã không nói phét về một người anh bên họ nội rất tài giỏi của mình. … Tôi thì không thể hiểu sao bác Võ Khâm lại vất vả đem công trình của anh tôi đi xin chứng nhận này, bản quyền khác. Bác ấy sẽ được lợi lộc gì nếu công trình của anh tôi được ứng dụng rộng rãi? Dù sao thì tôi cũng thầm xin lỗi vì những võ đoán hồ đồ về bác khi nãy. Tôi cũng phải cảm ơn bác vì đã vất vả đưa những sáng tạo của anh tôi đến với mọi người để anh tôi lại được tôn vinh. Tôi thấy bác Huy nói công trình này sẽ được  tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện để được coi là công trình điểm của bộ quốc phòng. Trước mắt sẽ đem ứng dụng rộng rãi trong toàn quân. Bác ấy còn chỉ ra một số khâu trong hệ thống lọc nước cần phải sửa lại trước khi sản xuất hàng loạt. Cũng phải thôi, anh tôi là một bác sĩ, không phải một doanh nhân. Tôi lắng nghe và ghi nhớ cẩn trọng những điều bác nói. Rồi gọi điện báo tin vui cho anh tôi.
                     Anh tôi cũng rất vui mừng và hạnh phúc. Anh nói: hoàn thiện cái gì nữa. Anh đã nghiên cứu ra một quy trình rất hoàn hảo. Còn vị mặn trong nước là do mọi người vặn chỗ xác cốt không chặt! Tôi bảo anh cũng cần lưu ý những ý kiến điều chỉnh của bác Huy. Dù sao bác ấy cũng là người phê duyệt công trình của anh. Và anh cũng lên tranh thủ dịp này ra thăm đảo. Anh em và đồng bào hẳn rất nhớ anh. Ở đó anh được coi như một anh hùng, một huyền thoại sống. Tôi còn huyên thuyên kể chuyện với anh là chính bác Võ Khâm đã đi cạy cục khắp nơi để đăng ký bản quyền sáng tạo cho công trình của anh. Mong anh đừng giận bác nữa. Bác ấy cũng coi anh như một cậu con trai. Nhưng mà bác ấy yêu anh theo cách của bác trai nhà mình…
                     Tôi cũng vui mừng thông báo với anh là anh sẽ nhận được tiền bản quyền sáng tạo. Anh có thể nhận một lần hoặc nhận theo sản phẩm được sản xuất ra. Anh cười vui nói: Nhận tiền bản quyền một lần chứ còn gì nữa.  Công trình là của anh, nhưng không phải chỉ mình anh tạo lên nó. Còn cả anh em trên đảo đã đi xúc cát, đục đá cho anh. Họ đã giúp anh rất nhiều. Anh sẽ ra thăm đảo để sửa lại một chút hệ thống lọc nước của mình. Anh cũng sẽ cám ơn bác Khâm! Và mua nhiều quà đem ra tặng họ.
                     Và công trình lọc nước của anh tôi được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy trình của hệ thống lọc nước rồi đem ứng dụng nó trong toàn quân. Anh tôi được nhận tiền bản quyền sáng tạo. Mọi người lại được dịp nức nở khen anh. Cái thằng vừa có tâm lại có tài!
                     Toàn bộ máy móc và thiết bị y tế anh mua tặng đảo, giờ được định giá và chuyển tiền vào tài khoản của anh, cộng thêm cả lãi suất ngân hàng. Vì giờ các đảo đã được nhà nước cấp kinh phí để mua các loại máy móc ấy. Thế là vị chỉ huy trên đảo đã lấy số tiền đó trả cho anh. Coi như anh đã cho đảo vay tiền mua trước máy móc và trang thiết bị y tế. Anh tôi không muốn thế. Anh chỉ định nhận tiền lô thiết thị y tế cuối cùng. Nhưng mà họ đã không đồng ý. Họ chỉ nhận của anh một tấm lòng với đảo. Chắc họ biết giờ anh tôi đang rất cần tiền.




Tấm lòng người chiến sĩ

                     Tại bệnh viện, anh tôi được đề bạt lên chức giám đốc bệnh viện. Anh không đồng ý vì muốn dành nhiều thời gian hơn cho ba mẹ con chị Hương. Nhưng vì anh đã rất nhiều lần từ chối việc làm trưởng khoa của bệnh viện. Cũng vì muốn có thêm thời gian đi tìm chị Hương. Và anh muốn được làm ở nơi nguy hiểm và vất vả nhất của bệnh viện. Mọi người có gia đình, người thân. Còn anh, anh chẳng có gì cả. Chỉ là trái tim cô đơn trong căn phòng lạnh giá. Nỗi nhớ, nỗi đau vẫn quằn quại trong tim anh hàng đêm. Nếu không may anh không cứu sống được một bệnh nhân nào đó. Người nhà bệnh nhân giận quá đánh chết anh?  Anh cũng cam lòng. Nếu anh mắc sai lầm trong cấp cứu, làm bệnh nhân bị chết. Anh sẽ mang tội. Anh xin chịu hết. … Bị như thế, với anh lại là sự giải thoát. Vì anh là người có tội. Anh đã làm khổ chị Hương…. Nhưng anh đã không bao giờ mắc sai lầm. Cả bệnh viện ai cũng biết,  anh là người giỏi nhất. Và khuyên bảo nhau: Bác sĩ Lê Hà không chữa được thì không ở đâu chữa được cả. Thế là vẻ mặt tỉnh queo khi thông báo bệnh nhân đã chết của anh không có tác dụng gì cả. Chẳng ai dám đánh anh, chẳng ai dám mắng anh. Họ chỉ bảo anh là con người lạnh lùng, người không cảm xúc, rô bốt, ….  Nên bây giờ cấp trên của anh dọa đưa anh ra tòa án binh nếu anh không chấp nhận vị trí giám đốc bệnh viện.
                      Tôi thì bảo anh đừng từ chối nữa cả gặp nhiều rắc dối. Hai đứa nhỏ sẽ thêm tự hào và khoe với bạn bè là bố chúng đang là giám đốc một bệnh viện quân y. Hơn nữa ở vị trí giám đốc, anh sẽ tạo ra nhiều cơ chế để ngày càng có thêm nhiều bệnh nhân được cứu giúp hơn. Và anh cũng có thêm nhiều điều kiện bồi dưỡng thằng Hải thành một bác sĩ giỏi như nó hằng ao ước. Hơn nữa, với ước mơ mở phòng khám tư khi anh về hưu, để có thể chữa bệnh miễn phí với bệnh nhân quá nghèo. Thì việc nếu anh từng  là giám đốc một bệnh viện quân y sẽ có sức thu hút bệnh nhân rất lớn.  Anh ậm ừ, rồi nói thôi được. Anh xin nghe cô!





Kẻ ác vẫn là kẻ ác

                     Trong lòng tôi lại nảy sinh một lỗi lo, nếu anh trở thành giám đốc bệnh viện. Chỉ sợ chị vợ anh lại tham cái danh hão mà không chịu ly dị anh thì rắc rối. Ngày xưa, chị ấy từng ham làm vợ một bác sĩ quân y tốt nghiệp thủ khoa. Mà đã bất chấp đạo lý, cài bẫy cướp đi người yêu của bạn thân mình. Hủy diệt cả tâm hồn và một quãng đời tươi đẹp của anh Hà và Chị Hương. Chị ấy cũng hứng chịu hậu quả về một cuộc hôn nhân có danh mà không có thực. Tuổi xuân vùn vụt trôi qua. Chính chị cũng tự biến mình thành một nạn nhân. Chị cũng đang khát khao có một tình yêu đích thực cho cuộc đời mình. Nhưng mà giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời. Tôi không nghĩ chị ấy sẽ dễ dàng buông tha anh Hà như lời chị ấy tuyên bố. Nghĩ đến chuyện này tôi lo lắm. Ngày xưa hai anh chị ấy yêu nhau nhiều đến vậy. Thế mà chị ấy đã tách được họ ra. Trở thành vợ hợp pháp của anh….
                     Tôi đoán anh Hà và chị Hương thế nào cũng có những yêu thương vồ vập đi quá giới hạn với nhau. Vì hai người vẫn một lòng chung thủy hướng về nhau bao năm dài đằng đẵng. Lại có con chung. Và hai cuộc hôn nhân họ có đều là những cuộc hôn nhân có danh mà không có thực. Nhưng trên danh nghĩa, hai người đều có gia đình khác. Nếu chị ta tóm được bằng chứng thì công danh, sự nghiệp của cả chị Hương và Anh Hà sẽ tan thành mây khói. Gia đình bác tôi đang yêu mến, cảm phục và biết ơn chị Hương. Nhưng nếu vì chị mà anh tôi không còn gì nữa… Thì không khéo họ còn ghét chị Hương hơn xưa. Nghĩ vậy nên dù là em gái họ, tôi cũng mạnh dạn dặn anh tôi cần hết sức giữ gìn chuyện trai gái cho cả anh và chị Hương. Và cả hạnh phúc của hai đứa trẻ nữa. Anh chỉ ừ ào cho qua, bởi với anh giờ như người bộ hành bị lạc giữa xa mạc, tìm được nguồn nước mát. Anh đang có chút tận hưởng và thỏa mãn. Nhưng không thể bỏ qua lời cô em họ túc chí đa mưu của mình. Anh nhìn quanh và phát hiện ba tên lạ mặt đang theo dõi anh, trên người chúng là máy ảnh, máy quay phim… Vậy là đã rõ. Anh vờ như không thấy, vẫn làm việc bình thường và nhờ tôi cảnh báo với chị Hương.
                     Tôi nhớ  tới khuân mặt cái chị bạn xấu xa đã cướp đi anh tôi khỏi chị Hương. Mạt sát và khinh bỉ chị ấy vì dám chơi trèo, và yêu trèo! Dựng lên việc là anh tôi bảo sẽ bỏ chị Hương để lấy chị ta. Li gián và gây hiểu lầm tình cảm của hai anh chị ấy. Tôi nghĩ chị ấy có thể làm nhiều điều tệ hại hơn để hủy hoại thành tựu của chị Hương. Nhất là khi chị ta vẫn đang là vợ hợp pháp của anh Hà.
                     Tôi gọi điện cho chị Hương thì chị ấy đang run sợ  ở Hà Nội. Chị phát hiện có ít nhất ba thanh niên mặt mày hung dữ đang theo dõi chị ấy. Đúng lúc anh bạn tôi làm việc trong nghành công an đang được nghỉ phép định đến chỗ tôi chơi. Tôi đã nhờ anh bảo vệ chị. Anh đồng ý nhiệt thành. Rồi anh cũng điện lại định từ chối và nhờ bạn của anh giúp tôi vì có một vị ân nhân của anh cũng đang nhờ anh đi bảo vệ giúp ai đó. Nhưng vì tôi nói rõ sự nguy hiểm mà chị Hương đang phải đối mặt. Rằng chị vợ anh Hà là một người rất nhẫn tâm và háo danh. Dù chỉ là cuộc hôn nhân trên danh nghĩa. Nhưng chị ấy cũng đã trói buộc  được anh Hà bao nhiêu năm nay. Và tôi chỉ tin tưởng bạn tôi thôi. Anh ấy là người giỏi nhất!. … Anh bạn  tôi xúc động đồng ý và từ chối lời nhờ vả của ân nhân! Hứa có cơ hội khác sẽ dốc lòng giúp đỡ. Lúc ấy mới biết, vị ân nhân của anh chính là chú Lê Tiến cũng đang định nhờ anh bảo vệ giúp chị Hương. Vì chị Hương giờ là em gái của cúa ấy. Một việc hai người nhờ. Bạn tôi dốc tâm sức vào nhiệm vụ. Vì là một chiến sĩ rất giỏi và anh dũng. Anh dễ dàng tóm được cả bọn côn đồ cùng bằng chứng về hành vi định làm nhục chị Hương. Họ đa phần là người thân của vợ anh Hà
                     Chị Phương được an toàn. Tôi ra tối hậu thư cho vợ anh Hà, buộc chị ấy phải chấp nhận ly dị  ngay lập tức như chị ấy đã từng nói. Nếu không muốn người thân của mình bị ngồi tù…




                    


Cuộc ly hôn diễn ra chóng vánh. Bởi vì thực tế thì họ đã ly thân ngay từ hôm cưới. Tài sản của anh tôi chẳng có gì ngoài hộp dụng cụ y tế. Bao năm qua anh vẫn chu cấp cho đứa trẻ con riêng chị ấy như một người cha để trọc tức gia đình mình. Những khi gặp bệnh nhân nghèo khốn khó. Anh tôi hay bỏ tiền riêng trả tiền viện phí cho họ. Thế nên anh tôi vẫn nghèo lắm!....



Phía gia đình chồng chị Hương

                     Còn về phía nhà chồng chị Hương, dù rất yêu thương chị Hương nhưng họ cũng đành khuyên con trai mình ly dị. Bắt anh đi lấy vợ khác để sinh con nối dõi. Họ nhận chị Hương làm con nuôi, nhận con chị ấy là cháu nuôi. Thật ra, chị Hương chưa một ngày làm con dâu họ đúng nghĩa. Chị chỉ là  một người con nuôi, em nuôi trong gia đình họ mà thôi.
                     Anh Điểm, chồng chị Hương nhất quyết không đồng ý. Vì anh rất yêu chị Hương. Trong mắt anh, cái gì chị Hương cũng đẹp và tốt hết. Thế nhưng anh ấy là đàn ông, cũng hơn bốn mươi rồi! Lòng hờn ghen, tự tôn của một người đàn ông nhiều lúc dâng lên mạnh mẽ. Dù là người cao thượng, nhưng mà anh cũng chỉ là một con người! …
                     Tại một lớp học nâng cao trình độ, trong một lần quá chén.  Anh đã ngã lòng với một cô bạn cùng học. Chị ấy cũng rất xinh, cũng có răng khểnh như chị Hương. Lại rất yêu anh ấy. Nhưng mà sau cùng thì chị ấy không làm anh quên được chị Hương. Tình cảm của họ bị dừng lại. Anh Điểm cho đó là một sai lầm và vẫn cố níu kéo cuộc hôn nhân của mình với chị Hương. Anh tin tình yêu trọn vẹn của anh, đến hết phần đời còn lại dành cho chị Hương, sẽ làm chị cảm động. Sẽ có ngày chị ấy quay ra yêu anh. Chỉ nghĩ như thế cũng đủ làm anh cảm thấy hạnh phúc.




Nồi nào vung ấy

                     Nhưng tôi đã không để điều đó xẩy ra. Tại tôi có chút khả năng. Tại chị Hương là của Anh Hà tôi. Chỉ là của mình anh tôi thôi. Còn hạnh phúc của hai đứa trẻ nữa. Nhất định tôi không thể để anh Điểm là vật cản trở cuối cùng cho hạnh phúc của chị ấy. Dù giờ chị ấy đang mang nặng hàm ơn với anh. Vì anh đã chấp nhận và cưu mang ba mẹ con chị ấy trong lúc khốn khó nhất. Nhưng mà ơn nghĩa thì không thể đổi trả bằng tình yêu được. Hơn nữa anh tôi đã nhận trách nhiệm việc đền ơn anh Điểm. Mà anh Điểm đâu có thiệt thòi gì? Suốt bao năm dài anh đi công tác biền biệt nơi tỉnh xa. Một mình chị chăm sóc, chạy chữa thuốc thang cho cả bố và mẹ anh. Việc ấy cả làng anh đều biết và nức nở tiếng khen. Chị Hương vẫn vất vả tự mình làm việc để có tiền nuôi con nhỏ và đi học lại. Chị không hề lợi dụng anh. Anh không có quyền lấy đi hạnh phúc của cuộc đời chị ấy.
                     Thế là tôi tìm chị Phượng, người rất có tình cảm với anh Điểm. Định bụng sẽ giúp chị ấy toại nguyện việc hôn nhân với anh Điểm. Không ngờ chị Phượng cũng đang khổ sở với cái bụng bầu sắp sinh. Đó là con của anh Điểm!
                     Thì ra chị Phượng đã đem lòng yêu anh Điểm ngay từ cái nhìn đầu tiên. Vì anh Điểm rất đẹp trai. Khỏe mạnh, hào hoa và lịch thiệp. Và nhất là anh lại đang công tác trong quân đội. Điều đó làm chị rất thích.  Anh càng tỏ ra đứng đắn, đàng hoàng lòng chị lại càng si mê. Trong một lần uống rượu ngà ngà say. Anh đã tâm sự là anh chưa có vợ, anh vẫn là con trai! Chỉ chờ có thế chị Phượng đã ngã vào anh Điểm. Để cho trái tim mình hòa cùng nhịp đập của trái tim anh Điểm. Thế là việc gì đến cũng đến…. Họ đã thuộc về nhau. Khi tỉnh dậy anh giật mình hoảng hốt vì gây ra chuyện lớn. Anh biết đã phá hỏng cuộc đời con gái của chị Phượng. Anh muốn chịu trách nhiệm vì điều ấy. Nhưng mà tình yêu và khát khao được sống  trọn đời với chị Hương đã lớn hơn. Anh xin lỗi và từ chối chị Phượng. Chị ấy sau chuỗi ngày theo đuổi anh Điểm không có kết quả. Lại thấy chị Hương vợ anh rất xinh đẹp, được bố mẹ chồng hết mực yêu mến. Hai cậu con trai thì rất khôi ngô tuấn tú, dù chẳng thấy có nét gì giống anh Điểm cả. Chị ấy lặng lẽ xin bảo lưu kết quả học tập và nghỉ học, không liên lạc với ai trong lớp nữa. Hóa ra chị cũng lại giống chị Hương năm xưa. Lặng lẽ sinh con, lặng lẽ hi sinh cho hạnh phúc của người mình yêu. Nhưng người chị yêu có hạnh phúc đâu mà chị phải hi sinh? Tôi liên lạc với bố mẹ anh Điểm bảo họ đến đón đứa cháu nội do chỉ Phượng sắp sinh ra. Nếu họ không tin có thể đem đứa bé đi xét nghiệm AND. Họ mừng quýnh. Không ngờ cậu con trai tâm ngẩm tầm ngầm mà đấm chết voi. Họ vội vã sắm sang và ở dịt bên nhà thông gia chờ ngày sinh cháu. Họ cũng đến tuổi sắp gần đất xa trời rồi.  Chỉ cần có cháu nội, họ sẽ để mặc cho anh Điểm theo đuổi chị Hương đến hết cuộc đời.
                     Còn gia đình chị Phượng cũng vui mừng quá đỗi. Đứa con gái ngoan hiền giỏi giang bỗng đâu lại vác cái bụng to đùng về nhà. Hỏi gì cũng không nói, chỉ khóc mà thôi. Làm cho bố mẹ chị chẳng biết dấu mặt đi đâu cho khỏi xấu hổ trước bà con họ hàng, làng xóm. Giờ thì gia đình bố đứa bé đem lễ lạt, sang. Lại giúp họ chăm sóc đứa con gái sắp sinh. Sẵn tiện giải thích luôn với họ hàng làng xóm rằng anh Điểm tuy có vợ thật, nhưng chỉ là vợ trên danh nghĩa. Anh ấy làm vậy chỉ để chị Hương không phải mang tiếng chửa hoang … Làm bố mẹ chị cũng được mát mặt và có phần quý mến cậu con rể chưa một lần gặp mặt này.  Cảm phục trước tình yêu của chị Phượng. Lại cảm thấy phải có trách nhiệm với cuộc đời chị Phượng và đứa bé.  Cảm nhận được niềm hạnh phúc to lớn được làm bố. Anh Điểm đã buộc phải để cho chị Hương ra đi dù lòng vẫn còn rất yêu chị. …
                     Tôi tin rằng, chỉ một ngày rất gần đây thôi. Anh sẽ yêu thương trọn vẹn chị Phượng. Vì chị ấy rất giống chị Hương. Chỉ khác chị Hương là lòng chị ấy rất yêu anh. Còn lòng chị Hương thì luôn hướng về một người đàn ông khác. Buông tay là hạnh phúc anh Điểm ạ!



Hạnh phúc được hồi sinh

                     Từ đó sớm tối, ngoài thời gian lo cho công việc. Anh Hà, chị Hương cứ xoắn lấy nhau và cùng nhau chăm sóc hai đứa nhỏ. Chị đang bận học tiếp Thạc sỹ ở Hà Nội, anh bận nâng cao trình độ quản lý để đảm nhận tốt vị trí công tác mới. Họ lại yêu nhau như ngày xưa!
                     Nhận được tiền bằng phát minh sáng tạo, tiền tạm ứng đã mua trang thiết bị y tế cho đảo. Cộng với một chút tiền anh tích cóp được. Nhưng anh Hà  đang chạy ngược chay xuôi mà không có đủ tiền mua một căn  nhà ở Hà Nội cho mẹ con chị Hương tiện việc ăn học. Tôi cũng lo cho anh nhưng mà chẳng biết làm sao.
                     Một buổi sáng đẹp trời, Anh Hà gọi cho tôi ra ngoài khi tôi đang trong lớp học và dúi vào tay tôi một gói thuốc nói uống đúng theo những gì anh đã ghi trên bì thư. Thuốc mới, rất tốt cho bệnh của em. Không có trong danh mục nhập khẩu của bộ y tế. Anh phải nhờ bạn gửi từ nước ngoài về cho cô đấy. Tôi ái ngại bảo anh: Anh định trả công em vì đã tìm được chị Hương về cho anh hay sao? Mà hết bao nhiêu tiền thế ạ, để em gửi anh? Anh còn lo mua nhà cho tụi nhỏ, làm sao có nhiều tiền… Anh nhìn tôi với đôi mắt có chút buồn dầu. Công xá gì đâu, vì cô là em gái của anh thôi. Mà sao cô dám đào cả cái kênh dẫn nước cho tụi nhỏ?  Cô cũng biết là sức khỏe của cô không chịu được công việc ấy mà! Tôi ấp úng: Tại em muốn tụi nhỏ hưởng một chút hơi ấm từ gia đình bên nội. Làm được điều đó em sẽ rất vui. Và sức khỏe sẽ khá lên. Em không sao đâu ạ! Anh thở dài cái sượt… thôi uống thốc đi, chắc mấy hôm nay cô đang phát bệnh. Bệnh của cô thế nào anh biết! Chính tay anh đã làm phẫu thuật cho cô mà! Rồi anh vội vã quay đi.
                     Tôi thì không nói được điều đì nữa. Xé gói thuốc ra để uống ngay vì mấy hôm nay tôi phát bệnh thật. Nhưng mà sao thuốc gì mà nặng thế này: Xoảng … mấy mảng vàng sáng lóa rơi ra, tiếp theo là đô la! Kèm cả một lá thư. Tôi không hiểu chuyện gì đã xẩy ra, bèn đọc hết lá thư đó. Thì ra đó chính là của người bạn năm xưa được anh  Hà, chị Hương giao hết tiền giữ hộ để hai người bỏ trốn nếu việc thuyết phục gia đình không không thành. Nhưng tận mắt chứng kiến cảnh anh Hà cưới vợ, anh ấy đã ung dung ra nước ngoài sinh sống cùng tất cả tiền của hai người để lấy vốn làm ăn. Định bụng sẽ gửi về trả họ khi làm ăn được. Nhưng mà anh ấy đã mất hết liên lạc với cả hai người. Qua người bạn đồng hương Việt Nam mà anh Hà nhờ mua thuốc. Anh ấy mới biết tất cả sự thật. Cả sự đau khổ và bất hạnh mà cả hai người phải chịu đựng vì số tiền anh ấy đã cầm đi. Anh xin trả lại gấp nhiều lần số tiền đó cho anh bằng vàng và đô la!.... Cầu mong hai người tha thứ và vẫn coi anh ấy là bạn! …. Tôi mừng quýnh! Chạy theo gọi anh Hà mãi mà không được! Đúng là bộ đội có khác. Tác phong thật nhanh nhẹn.  Có khi anh tưởng thôi đuổi theo để trả anh tiền cũng lên. Vì tôi càng nhắc đến chữ tiền thì anh tôi càng đi nhanh như chạy ra phía cổng trường. Cuối cùng tôi nghĩ ra tuyệt chiêu! Tôi kêu cấp cứu! Cấp cứu! Anh Tôi quay ngoắt 360 độ trở lại. Bệnh nghề nghiệp mà!... Tôi ôm bụng cười! Hóa ra anh vẫn nghe thấy tôi gọi. Và chị Hương đang đợi anh ở cổng. Ghen tỵ quá đi! … He he he
                     Tôi lật đật chạy ra cổng trường, anh đứng đó cùng chị Hương và cũng đang tự thấy buồn cười vì bị tôi lừa. Khi tôi chạy được đến chỗ anh, chưa kịp thở anh cốc trán bing … cho một cái. Rồi nhéo mũi tôi, hư quá! Dám trêu trọc anh này… Tôi vui quá, suýt khóc! Anh tôi lại trở lên dí dỏm vô tư như ngày nào rồi. Thế mà mọi người trong bệnh viện lại gọi anh là khúc gỗ, là cỗ máy, là người không cảm xúc …. Thật là đáng ghét. Rồi anh ra giọng kẻ cả hỏi tôi: thế còn chuyện gì mà cô lại chạy theo anh nữa? Tôi xòe mấy mảnh vàng sáng chóe theo hình cánh quạt cho anh xem. Và nói: anh nhìn này: nhiều vàng không? Anh Hà chưa hết ngạc nhiên, tôi giơ tập đô la lên nói: cả đô la nữa anh này. Thế này chắc sẽ đủ tiền cho anh mua nhà rồi.… Cả anh và chị Hương đều rất đỗi kinh ngạc cùng hỏi: Em lấy ở đâu ra thế? Tôi bảo ở trong gói thuốc anh vừa đưa cho em. Đây là do anh Đông bạn anh gửi trả anh chị . Chính là số tiền ngày xưa anh  chị nhờ anh ấy cầm hộ để đi trốn. Nhưng sau đám cưới anh Hà, anh ấy đã đem luôn số tiền đó ra nước ngoài để làm vốn kinh doanh. Bây giờ anh ấy trả lại cho anh chị bằng vàng và đô la! …Tôi đưa số vàng, đô la và thư cho anh Hà và nói với chị Hương: Em nhớ ngày đó chị Hương góp tiền đi trốn với anh Hà là: tám trăm sáu bẩy nghìn hai trăm thì phải?...  Chị Hương thẹn quá cốc trán tôi một cái nói, em lại còn nhắc thêm cả 200 đ! Xấu hổ quá đi. Rồi nhìn anh tôi đầy bẽn lẽn. Còn tôi thì cười ha hả…
                      Nhắc lại chuyện xưa, hai anh chị đều buồn và mặc cảm nhìn nhau. Tôi lại đành giải thích cho chị Hương hiểu việc anh Đông đã cầm cả số tiền của hai người để đi ra nước ngoài. Anh Hà chẳng còn đồng nào để sống và đi tìm chị Hương nữa. Anh cũng không còn mặt mũi nào để tìm gặp chị Hương. Anh chui trộm vào hầm tàu trở hàng, trốn ra đảo Trường Sa… Chị Hương nhìn vào tôi chăm chú, tôi ngại quá lay tay anh Hà nói. Lúc trước anh nói trên đảo, anh đã xây dựng một lâu đài tình ái cho hai người. Sao anh không dẫn chị Hương ra thăm đảo một lần như ngày xưa anh từng dự  định đi ạ? Không phải anh nói khi nhìn thấy biểu tượng tình yêu của anh đắp trên đó. Chị Hương sẽ không giận và tha thứ cho anh hay sao….? Anh Hà ngượng quá, tự dưng bao nhiêu người đang tò mò xung quanh lại nói tình ái làm anh đỏ cả mặt vì ngượng. Tôi bèn cáo lui vào lớp tiếp tục giờ học, để lại không gian cho hai người bên nhau.
                     Tôi biết chắc chắn anh Hà và chị Hương đã có một kỳ nghỉ tuyệt vời bên nhau nơi đảo xa. Tôi biết tình yêu của hai người đã cất cánh bay cao. Tuy còn cần thêm thời gian để chữa lành các vết thương lòng. Xóa đi bớt  những hiểu lầm và cả những chai sần của cuộc sống. Nhưng mà điều cơ bản là họ vẫn yêu nhau và giờ họ đang ở bên nhau.
                     Vì thế tôi cứ mải biết cùng bài vở và những kỳ thi. Đến một ngày tôi tình cờ gặp anh chị cùng nhau đi chợ. Ui cha, chị tôi dạo này trông trắng trẻo, mặn mà và béo tốt hẳn ra. Còn anh tôi thì khỏi phải nói, trông phong độ khí thế cứ gọi là bừng bừng như cách đây hơn mười năm trước ấy. Nói trêu hai người vậy thôi, nhưng tôi vẫn thấy sâu trong đáy mắt chị vẫn còn một nỗi buồn. Kéo anh ra hỏi chuyện thì anh nói không có chuyện gì. Anh đối xử với chị hết lòng hết dạ. Mấy đứa trẻ vẫn rất ngoan và học giỏi. Gặng hỏi mãi thì chị nói, hỏi anh em ý ? Sao lại vẫn sống như thế? …. Mắt chị hơi buồn nhưng nhìn sang thấy anh ở bên thì lại rạng rỡ niềm vui.  Suy nghĩ một lát tôi lôi anh Hà  ra một góc hỏi. Anh chị đã đi đăng ký kết hôn chưa? Lúc này anh mới ngớ người ra.  Giờ thì đăng ký với đăng cót gì nữa? Hai người đã ở bên nhau. Con cái thì đã lớn. Cả gia đình đã thừa nhận chị là dâu con. Đón mẹ con chị về ở chơi suốt. Bác gái cũng lên ở với mẹ con chị suốt. Bên gia đình chị Hương cũng êm thấm, không ý kiến gì. Khi nhắc chuyện xưa: Chỉ tặc lưỡi số con Hương nó khổ, hồng nhan, phận mỏng. Tôi nói: chết chết! Anh làm thế thì không được rồi. Phải bảo bác gái đến thưa chuyện đàng hoàng với mẹ chị Hương. Rồi họ Lê nhà mình cũng phải đem một cái lễ sang bên nhà bác ấy. … Không cần phải to lắm, nhưng nhất định phải có cho có đủ phép tắc. Dù sao chị Hương cũng là con gái duy nhất của bác Hòa…. Anh Hà nói ừ nhỉ? Để anh hỏi chị Hương đã nhé! Chẳng biết anh nói với chị Hương thế nào mà chị ấy ôm vào cổ anh giữa phố chợ đông người mà hôn choen choét! Ha ha…. Cuối tuần sau là đám cưới muộn của anh chị ấy. Không quá hoành tráng nhưng cũng không nhỏ chút nào. Cũng rình anh áo sống, khách khứa tưng bừng. Tiếc là tôi hôm đó lớp tôi phải thi liền mấy môn một hôm nên không về được. Hôm đó cả nhà đã rất vui.
                     Tôi cứ bận học suốt, chẳng về nhà nhiều. Anh chị cũng bận công tác suốt. Có một lần anh gọi cho tôi nói chị Phương mang thai, anh chị đang lung túng quá, chẳng biết làm sao? Cả hai giờ đều là cán bộ lãnh đạo nhà nước mà lại sinh con thứ ba thì không ra sao cả. Nhưng mà anh muốn chăm sóc chị khi yếu ớt nguy hiểm để bù đắp việc ngày xưa chị đã phải vượt cạn một mình trong hờn tủi. Còn chị chị thì không thể bỏ đi giọt máu của anh Hà trong người mình được. Nó là biểu tượng tình yêu thiêng liêng của hai người. Thế là tôi lại động viên anh chị cứ sinh cháu bé ra. Nhưng mà nhờ sự tư vấn của cán bộ chuyên trách về trường hợp những gia đình khá giả muốn sinh con thứ ba. Hơn nữa về lý, hai đứa trẻ đầu của anh chị được sinh ra nhiều năm trước khi anh chị kết hôn. Vì thế cuộc hôn nhân hợp pháp mà anh chị đang có chỉ có đứa trẻ đang sắp chào đời là con thứ nhất mà thôi. Nếu rủi mà bị  cắt chức, khéo anh chị càng mừng hơn vì có thêm thời gian dành cho nhau và cho con cái ấy chứ…  Cuối cùng thì anh chị tôi cũng sinh hạ thêm một cô công chúa nữa. Họ cũng bị khiển trách qua loa gì đó tôi cũng không được rõ lắm. Nhưng mà ai cũng hiểu, thông cảm và chúc mừng hạnh phúc của họ. Giờ mỗi lần nghĩ đến họ, tôi không còn cảm thấy ray rứt vì những nỗi đau mà họ phải ghánh chịu. Mà tôi luôn thầm cảm phục tình yêu lớn lao mà họ đã dành cho nhau. Cảm phục cả những hi sinh to lớn mà họ dành cho gia đình. … Cuộc sống sẽ đẹp và ý nghĩa hơn rất nhiều khi chúng ta biến cống hiến và hi sinh đúng đắn.

                                                       Tác giả:Thiên Xứ


No comments:

Post a Comment